Mở đầu trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Nghiên cứu về sự nảy mầm của hạt trong tự nhiên, nhiều quan sát cho thấy rằng một số loài cây chẳng hạn như cây đỗ (đậu) phát tán hạt của chúng vào không khí, hạt rơi xuống đất và nảy mầm thành cây con. Ở mặt đất, các hạt đỗ có thể nằm nghiêng, nằm ngang hoặc nằm ngửa (hình 1). Liệu kiểu nằm của hạt có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của nó hay không?
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần thực hiện một số hoạt động khoa học theo một tiến trình được gọi là tiến trình tìm hiểu tự nhiên. Vậy tiến trình này được thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn giải chi tiết Mở đầu
Phương pháp giải
Nghiên cứu sách giáo khoa
Lời giải chi tiết
Tiến trình tìm hiểu khoa học tự nhiên:
- Bước 1. Quan sát, đặt câu hỏi: Quan sát là bước đầu tiên để nhận ra tình huống có vấn đề. Qua đó, em đặt được câu hỏi về vấn đề cần tìm hiểu.
- Bước 2. Xây dựng giả thuyết: Dựa trên hiểu biết của mình và qua phân tích kết quả quan sát, em đưa ra dự đoán, tức là giả thuyết để trả lời cho câu hỏi ở bước 1.
- Bước 3. Kiểm tra giả thuyết:
+ Kiểm tra giả thuyết là làm thí nghiệm để chứng minh dự đoán ở bước 2 đúng hay sai.
+ Ở bước này, em phải chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm; lập phương án thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm theo phương án đã lập.
- Bước 4. Phân tích kết quả:
+ Thực hiện các phép tính cần thiết, lập bảng, xây dựng biểu đồ,...
+ Từ việc phân tích kết quả, rút ra kết luận: Giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ.
- Bước 5. Viết, trình bày báo cáo: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu tự nhiên.
Một báo cáo kết quả tìm hiểu tự nhiên thường gồm các nội dung chính như sau:
+ Tên báo cáo: Thể hiện được nội dung cốt lõi của vấn đề đã tìm hiểu.
+ Tên người thực hiện: Tên người hoặc nhóm người thực hiện.
+ Mục đích: Nêu được mục đích của hoạt động tìm hiểu.
+ Mẫu vật, dụng cụ và phương pháp: Mô tả được đầy đủ, chi tiết về phương pháp, thiết bị và vật liệu đã dùng.
+ Kết quả và thảo luận: Thể hiện được quá trình và kết quả tìm hiểu bằng chữ viết, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng,... Giải thích được ý nghĩa của kết quả và gợi ý cho các vấn đề cần tìm hiểu tiếp theo.
+ Kết luận: Phát biểu được các kết luận quan trọng nhất phù hợp với nội dung tìm hiểu.
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?
bởi Bi do 05/09/2022
Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm?
Theo dõi (0) 1 Trả lời