Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 14 Phản xạ âm sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 74 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vì sao sàn nhà hát thường được trải thảm, trong khi trần và các bức tường bên trong được thiết kế những cấu trúc đặc biệt?
-
Thảo luận 1 trang 74 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Tiến hành thí nghiệm Hình 14.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
Hình 14.1. Thí nghiệm về sự phản xạ âm
a) Học sinh B áp tai vào miệng ống nhựa 2 có nghe được tiếng nói của bạn A không?
b) Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm.
c) Nêu nhận xét về sự truyền sóng âm khi có vật cản và khi không có vật cản.
d) Kết quả thí nghiệm có gì khác biệt khi thay quyển sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa?
-
Thảo luận 2 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hãy chỉ ra những vật phản xạ âm tốt và những vật phản xạ âm kém trong Hình 14.2.
Hình 14.2. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
-
Thảo luận 3 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu một số ví dụ về tiếng vang em từng nghe được trong thực tế.
- VIDEOYOMEDIA
-
Thảo luận 4 trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu các loại tiếng ồn được minh họa trong Hình 14.4.
-
Thảo luận 5 trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.
-
Luyện tập trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Một người phải đứng cách vách đá ít nhất bao nhiêu mét để có thể nghe được tiếng vang của mình khi hét to? Biết tốc độ truyền âm trong không khí ở điều kiện thường là 343 m/s.
-
Vận dụng trang 76 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vì sao bề mặt các bức tường bên trong phòng thu âm chuyên nghiệp (hình bên dưới) thường được dán các miếng xốp mềm có gai và sần sùi?
-
Thảo luận 6 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hình 14.5 gợi ý một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
a) Hãy phân loại các biện pháp này theo từng nhóm tương ứng.
b) Nêu thêm một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thuộc mỗi nhóm.
-
Giải bài 1 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và rống trải thì chúng ta nghe được tiếng vang. Tuy nhiên, cũng chính căn phòng đó, khi đã trang bị nhiều đồ đạc, nếu vỗ tay hoặc nói to thì chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa. Giải thích.
-
Giải bài 2 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Cho các vật sau: sàn gỗ, thảm cỏ, hàng cây, tường bê tông, rèm nhung, bảng mica, tấm thép.
Vật nào phản xạ âm tốt? Vật nào phản xạ âm kém?
-
Giải bài 3 trang 77 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giả sử nhà em ở ven quốc lộ và trong một thị trấn đông đúc. Hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống tiếng ồn có thể thực hiện được cho nhà em.
-
Giải bài 14.1 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Những vật liệu mềm, mịn, nhiều bọt xốp có khả năng hấp thụ âm và ngăn chặn sự truyền âm được gọi là
A. vật liệu cách âm.
B. vật liệu thấu âm.
C. vật liệu truyền âm.
D. vật liệu phản xạ âm.
-
Giải bài 14.2 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vật liệu nào sau đây phản xạ âm kém nhất?
A. Gỗ.
B. Thép.
C. Len.
D. Đá.
-
Giải bài 14.3 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Khi em nghe được tiếng nói to của mình vang lại trong hang động nhiều lần, điều đó có ý nghĩa gì?
A. Trong hang động có mối nguy hiểm.
B. Có người ở trong hang cũng đang nói to.
C. Tiếng nói của em gặp vật cản bị phản xạ và lặp lại.
D. Sóng âm truyền đi trong hang quá nhanh.
-
Giải bài 14.4 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Ghép đôi các nội dung có mối liên quan mật thiết tương ứng ở cột A với cột B.
-
Giải bài 14.5 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Kể tên ba vật liệu phản xạ âm tốt và ba vật liệu phản xạ âm kém.
-
Giải bài 14.6 trang 42 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
a) Khi sóng âm gặp vật cản, nó có thể bị (1) ... hoặc (2)...
b) Tiếng vang được hình thành bởi sự (3) ... của sóng âm.
c) Để ngăn chặn sự truyền âm, người ta sử dụng (4)...
d) Hiện tượng tiếng ổn quá to và kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động của con người được gọi là (5)...
-
Giải bài 14.7 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
a) Kể tên một con vật sống ở dưới nước, một con vật sống ở trên cạn và một con vật biết bay có khả năng sử dụng sóng âm để định hướng hoặc giao tiếp với đồng loại.
b) Mô tả ngắn gọn cách sử dụng sóng âm để định hướng của một trong ba con vật trên.
-
Giải bài 14.8 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
a) Ở khu vực nhà em có bị ô nhiễm tiếng ồn không? Nếu có, hãy kể ra các nguồn âm gây ô nhiễm tiếng ồn.
b) Đề xuất một vài giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực dân cư.
-
Giải bài 14.9 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Một người hét to trước một vách đá và nghe được tiếng hét của mình vọng lại sau 1/2 s. Người đó đứng cách vách đá bao xa? Biết rằng tốc độ truyền âm trong không khí là 343 m/s.
-
Giải bài 14.10 trang 43 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Một tàu chiến sử dụng sonar (máy phát và thu tín hiệu sóng âm dưới nước) để phát hiện sự xuất hiện của một tàu ngầm trong vùng biển lân cận. Giả sử tàu thu được tín hiệu sonar phản hồi có thời gian truyền khứ hồi (từ tàu chiến đến tàu ngầm và ngược lại) là 3,6 s. Khi đó, tàu ngầm ở cách tàu chiến bao xa? Biết tốc độ truyền sóng âm trong nước biển là 1 500 m/s.