Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 11 Tốc độ và an toàn giao thông sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vì sao người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe?
-
Thảo luận 1 trang 62 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có ưu điểm gì?
-
Thảo luận 2 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 11.2 và cho biết những lỗi vi phạm nào chiếm tỉ lệ cao trong các vụ tai nạn giao thông.
Hình 11.2. Các lỗi vi phạm giao thông theo Cục Cảnh sát giao thông Việt Nam năm 2015
-
Thảo luận 3 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Từ các thông tin trong Hình 11.2, em hãy nêu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Hình 11.2. Các lỗi vi phạm giao thông theo Cục Cảnh sát giao thông Việt Nam năm 2015
- VIDEOYOMEDIA
-
Thảo luận 4 trang 63 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 11.3 và cho biết ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn.
Hình 11.3. Ảnh hưởng của tốc độ với người đi bộ khi xảy ra tai nạn
-
Thảo luận 5 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát Hình 11.4 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Giải thích ý nghĩa của các biển báo trong hình.
b) Khi gặp các biển báo này, người lái xe cần phải làm gì? Vì sao?
Hình 11.4. Một số biển báo giao thông thường gặp
-
Luyện tập trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
a. Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn khác nhau cho từng loại xe, trên từng làn đường?
Quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường
b. Phân tích hình dưới để nêu rõ vì sao tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiếu giữa hai xe càng phải xa hơn?
Quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam
(Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT)
-
Vận dụng trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các phương tiện giao thông không tuân thủ những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn?
-
Giải bài 1 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Những điều sau đây giúp giao thông trên đường bộ được an toàn như thế nào?
- Tuân thủ đúng giới hạn tốc độ.
- Giữ đúng quy định về khoảng cách an toàn.
- Giảm tốc độ khi trời mưa.
-
Giải bài 2 trang 64 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,56 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?
-
Giải bài 11.1 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
-
Giải bài 11.2 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vì sao phải quy định tốc độ giới hạn đối với các phương tiện giao thông khác nhau, trên những đoạn đường khác nhau?
-
Giải bài 11.3 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
a) Biến báo trong hình dưới đây có ý nghĩa gì?
b) Vì sao chúng ta phải giữ khoảng cách an toàn khi lái xe trên đường?
-
Giải bài 11.4 trang 34 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Đánh dấu (x) vào cột đúng hoặc sai về phương diện an toàn giao thông cho mỗi hoạt động sau.
-
Giải bài 11.5 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Em được phân công soạn một bộ quy tắc ứng xử dành cho các bạn học sinh để đảm bảo an toàn giao thông trên đường đi học mỗi ngày. Hãy nêu nội dung bộ quy tắc ứng xử của em.
-
Giải bài 11.6 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Ghép cặp tốc độ lưu hành của phương tiện giao thông đường bộ phù hợp với khoảng cách an toàn tối thiểu.
-
Giải bài 11.7 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.
Ngày 08/09/2021, Tổ chức An toàn Giao thông Toàn cầu đã công bố một bản báo cáo với tiêu đề “Tai nạn giao thông đường bộ, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và tổng chi phí của tốc độ: Sáu biểu đồ nói lên tất cả”.
Bản báo cáo đã làm sáng tỏ những hiểu lầm phổ biến về tác động của tốc độ đối với an toàn giao thông đường bộ, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường cũng như chi phí đi lại. Dẫn chứng cụ thể trong báo cáo một lần nữa nhấn mạnh giảm tốc độ là một trong những cách hiệu quả nhất giúp cải thiện an toàn đường bộ. Cụ thể, nếu tốc độ phương tiện tăng lên 1% thì số người chết vì tai nạn giao thông tương ứng tăng từ 3,5 – 4%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng việc áp dụng các giới hạn tốc độ thấp hơn sẽ tối ưu hơn về mặt kinh tế. Các phân tích ủng hộ việc cho phép tốc độ cao thường chỉ tập trung vào lợi ích của việc tiết kiệm thời gian di chuyển mà bỏ qua các chi phí kinh tế khác nảy sinh từ va chạm, khí thải, nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện.
Báo cáo cũng nêu những lợi ích khác của giảm tốc độ trong việc thúc đẩy giao thông bền vững. Đó là giảm tốc độ biến đổi khí hậu của giao thông đường bộ, tăng hiệu suất sử dụng (nhiên liệu và bảo dưỡng phương tiện), cải thiện sự hòa nhập xã hội và mức độ thân thiện với người đi bộ của hệ thống giao thông.
(Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải)
a) Dẫn chứng một số liệu từ bản báo cáo cho thấy tốc độ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn giao thông đường bộ.
b) Biện pháp nào là hữu hiệu nhất để giúp cải thiện an toàn giao thông đường bộ?
c) Nêu những lợi ích của việc giảm tốc độ đối với xã hội.
-
Giải bài 11.8 trang 35 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Camera của một thiết bị “bắn tốc độ” ghi hình và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 20 m là 0,83 s. Nếu tốc độ giới hạn quy định trên làn đường là 70 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép hay không?
-
Giải bài 11.9 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Quan sát hình dưới đây, em hãy nêu nhận xét về ảnh hưởng của tốc độ với sự an toàn của người và xe khi xảy ra tai nạn.
-
Giải bài 11.10 trang 36 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Dựa vào quy định về khoảng cách an toàn theo Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, em hãy phân tích ảnh hưởng của tốc độ trong tình huống ở hình dưới đây.