Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 12 Bài 35 Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 35.1, cho biết hoạt động của người đang chạy cần có sự phối hợp hoạt động của những cơ quan nào, quá trình nào trong cơ thể.
-
Câu hỏi 1 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.
-
Câu hỏi 2 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Lấy ví dụ chứng minh sự thống nhất giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật.
-
Câu hỏi 3 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 35.2 nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật.
- VIDEOYOMEDIA
-
Câu hỏi 4 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động sống khác?
-
Luyện tập 1 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 35.3, cho biết các hình a, b, c, d thể hiện hoạt động sống nào ở cây mướp đắng (khổ qua). Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.
-
Luyện tập 2 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 35.4, lấy ví dụ cho mỗi hoạt động sống ở chó. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.
-
Vận dụng trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản ở người.
-
Luyện tập 3 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Nêu biểu hiện và vai trò của bốn hoạt động sống đặc trưng cho cơ thể sinh vật theo bảng 35.1
-
Câu hỏi 5 trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Quan sát hình 35.5, phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể. Từ đó, chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường.
-
Luyện tập 4 trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Lấy ví dụ chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường ở thực vật và động vật.
-
Luyện tập 5 trang 164 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vì sao nói cơ thể là một thể thống nhất?
-
Giải bài 35.1 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động sống của tế bào
Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, lớn lên, phân chia và cảm ứng.
Mỗi tế bào sống trên cơ thể luôn luôn được cung cấp cho các chất dinh dưỡng. Ở tế bào luôn xảy ra quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản được hấp thụ vào trong tế bào. Đồng thời, trong tế bào cũng luôn xảy ra quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tế bào có khả năng lớn lên, sinh sản và cảm ứng. Sự sinh sản của tế bào là khả năng phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo nên những tế bào mới. Sự cảm ứng là khả năng thu nhận và phản ứng trước những kích thích vật lí, hóa học của môi trường quanh tế bào.
Ở cơ thể còn non, các tế bào sinh sản nhanh chóng làm cho cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ở cơ thể trưởng thành, quá trình này vẫn tiếp tục nhưng thường chậm lại. Trong quá trình sống , nhiều tế bào chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.
Câu hỏi:
1. Kể tên các hoạt động sống xảy ra trong tế bào. Nêu vai trò của mỗi hoạt động sống đó.
2. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong tế bào. Cho ví dụ minh họa.
-
Giải bài 35.2 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi
Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất
Sinh vật đa bào bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào nên tế bào được cọi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể. Những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài. Trong quá trình hoạt động của các tế bào đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình phân giải các hợp chất chứa năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp, nhờ oxygen của không khí bên ngoài đưa tới tận các tế bào. Kết quả của quá trình phân giải, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy, không cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn có hại, các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết.
Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện các quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trong tế bào có thể được thực hiện một cách liên tục. Các quá trình trên thực hiện được nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan khác nhau (ví dụ ở động vật, đó là các cơ quan như: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và tuần hoàn).
Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng, giảm như cầu năng lượng của tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể ở động vật, thực hiện bằng cơ chế phản xạ và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình sinh sản.
Câu hỏi:
1. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
2. Trình bày mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.
3. Nêu mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.
4. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.