OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 39: Chứng mình cơ thể sinh vật là một thể thống nhất


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng của Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo để tìm hiểu về mối quan hệ giữa các tổ chức của cơ thể, mối quan hệ giữa các hoạt động sống. Từ đó, có thể thấy được cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường

Hình 39.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể – môi trường

- Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Sự thống nhất về mặt cấu trúc trong cơ thể đa bào thể hiện qua các cấp độ tổ chức tế bào - mô - cơ quan – hệ cơ quan - cơ thể.

- Phần lớn hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở tế bào, ngay cả khi cơ thể cấu tạo chỉ từ một tế bào thì chúng vẫn đảm bảo đầy đủ các chức năng sống. Cơ thể đơn bào có màng tế bào giúp bảo vệ các thành phần bên trong tế bào và ngăn cách với môi trường bên ngoài, đồng thời thực hiện quá trình trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

- Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.  Song song với quá trình đó, các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.

-  Trong cơ thể đa bào mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô, cơ quan, hệ cơ quan. Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.

Hình 39.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể – môi trường

qua hoạt động trao đổi chất ở thực vật

1.2. Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

- Tất cả các cơ thể sống đều có những đặc trưng nhất định để phân biệt với các dạng không sống khác, bao gồm: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

- Mọi hoạt động sống của cơ thể là tổng hợp các hoạt động sống của tế bào.

- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Hình 39.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với các hoạt động sống trong cơ thể

1. Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc, vừa là đơn vị chức năng của cơ thể sống. Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường ngoài.

2. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất thể hiện ở mối quan hệ giữa tế bào – Cơ thể – môi trường và mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Chạy bộ là một hoạt động vận động tích cực và cần sự phối hợp của nhiều cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. Trong quá trình chạy bộ, hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ. Nếu duy trì tích cực hoạt động này thì cơ thể sẽ phát triển cân đối. Vậy các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào đảm bảo cho cơ thể thống nhất và phát triển toàn vẹn?

Hướng dẫn giải:

Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào, cùng phối hợp giúp cơ thể tồn tại và phát triển.

Bài tập 2: Thế giới sinh vật có nhiều cấp tổ chức khác nhau, trong đó, tế bào là cấu trúc nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ tính chất của sự sống. Nếu như tách rời tế bào khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

Hướng dẫn giải:

- Cơ thể thực hiện được các hoạt động cơ bản của một sinh vật nhờ đơn vị thực hiện các chức năng của cơ thể là tế bào.

- Tế bào nằm sâu trong cơ thể nên việc thực hiện các hoạt động sống lại được thực hiện qua các cơ quan chuyên trách.

- Tế bào chỉ thực hiện được chức năng của mình khi ở trong một Cơ thể toàn vẹn, nếu tách rời tế bào ra khỏi cơ thể, tế bào ngừng hoạt động, điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ quan do các tế bào cấu tạo nên, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

ADMICRO

Luyện tập Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào - cơ thể - môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng - sinh trưởng, phát triển - cảm ứng - sinh sản chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

3.1. Trắc nghiệm Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11 Bài 39 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 11 Bài 39 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Thảo luận 1 trang 180 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 180 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 180 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 180 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 181 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.1 trang 96 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.2 trang 96 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.3 trang 96 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.4 trang 96 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.5 trang 96 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.6 trang 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.7 trang 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.8 trang 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.9 trang 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 39.10 trang 97 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 39 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF