OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn


Qúa trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật được ứng dụng như thế nào trong thực tế. Mời các em học sinh cùng HỌC247 tìm hiểu các vấn đề này qua nội dung bài giảng của Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật chịu sự tác động của các nhân tố như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng và một số chất có tác dụng kích thích hoặc ức chế sinh trưởng, phát triển do cơ thể tiết ra (hormone).

a. Nhiệt độ

- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là đối với thực vật và động vật biến nhiệt. Khi trời lạnh, động vật mất nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sinh trưởng giảm nếu không được bổ sung thêm thức ăn để chống rét.

Sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các nhiệt độ khác nhau

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận kìm hãm sự sinh trưởng, thậm chí gây chết đối với sinh vật.

b. Ánh sáng

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trường, phát triển và thời gian ra hoa của thực vật.

- Ở động vật, ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D - chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương, từ đó tác động đến sự sinh trưởng của cơ thể.

- Ánh sáng cũng giúp động vật thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đấy sinh trưởng và phát triển.

Hình 37.2. Hiện tượng phơi nắng ở một loài thuộc lớp Bò sát

c. Nước

- Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng nên ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Ví dụ: Ở thực vật, nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ giúp cây lớn lên; ở động vật, nước là nguyên liệu và môi trường cho quá trình tổng hợp các chất xây dựng cơ thể. 

Nước là nguyên liệu của quang hợp Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể người

- Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.

d. Chất dinh dưỡng

- Dinh dưỡng là nhân tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Nếu thiếu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém. Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.

Cây thiếu nitrogen khiến lá vàng, sinh trưởng kém

- Tuy nhiên, nếu thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật và người cũng bị ảnh hướng.

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật là nhiệt độ, ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng.

1.2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

a. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

* Điều kiện sinh trưởng và phát triển bằng các yếu tố bên ngoài

Con người đã chủ động điều khiển các yếu tố bên ngoài cho phù hợp thông qua nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển, nhằm tăng năng suất cây trồng.

Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính Ủ rơm chống rét cho cây trồng
Bón phân cho cây trồng Tưới nước cho cây trồng

Hình 37.3. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở thực vật

* Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng các nhân tố bên trong

- Dựa vào các chất kích thích và ức chế sinh trưởng cây tiết ra, con người đã tổng hợp được các chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo, sử dụng chúng trong trồng trọt với nhiều mục đích khác nhau. 

- Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt, củ nảy mầm, kích thích tăng chiều cao cây, phát triển lá và tạo quả. Các chất ức chế thường được dùng để kìm hãm sự nảy mầm của hạt và của để bảo quản, kìm hãm sự phát triển của thân và lá nhằm duy trì hình dáng của cây cảnh.

Hình 37.4. Điều khiển sinh trưởng và phát triển bằng hormone nhân tạo ở một số thực vật

b. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

- Để vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao cần:

+ Cho vật nuôi ăn uống đầy đủ

+ Chăm sóc tốt

+ Vệ sinh chuồng trại thường xuyên

+ Chống nóng, chống rét cho vật nuôi

- Ví dụ: Khi làm chuồng cho vật nuôi, nên làm theo hướng đông nam để đảm bảo mùa hè mát, mùa đông ấm giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

c. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong phòng trừ sinh vật gây hại

Dựa vào những hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của sinh vật gây bệnh cho người và sinh vật khác, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh vật có hại như muỗi, bướm,... bằng cách cắt đứt một giai đoạn nào đó trong vòng đời của chúng. 

Loại bỏ các vũng nước đọng tránh muỗi đẻ trứng vào đó

- Con người có thể chủ động điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhằm nâng cao năng suất của vật nuôi và cây trồng bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc ức chế nhân tạo; cải thiện chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ chiếu sáng, tưới nước, ...

- Dựa vào đặc điểm các giai đoạn phát triển ở côn trùng, lựa chọn các biện pháp hiểu quả để phòng trừ các loài gây hại như muỗi, bướm, ...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nước đóng vai trò như thế nào đối với con người?

Hướng dẫn giải:

- Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể người; nước cấu tạo các tế bào sống, là môi trường cho sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể người, ...

- Vì vậy, hằng ngày, cần cung cấp đủ nước cho cơ thể thông qua việc uống nước, ăn đồ ăn có chứa nước, không nhịn khát, tuy nhiên cũng không nên uống quá nhiều nước một lúc.

Bài tập 2: Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và diệt trừ sâu hại để bảo vệ mùa màng.

Hướng dẫn giải:

- Để phòng ngừa và tiêu diệt sâu hại, cần tìm hiểu vòng đời của sâu hại;

- Có các biện pháp phù hợp để tiêu diệt một giai đoạn trong vòng đời của chúng (tốt nhất là giai đoạn trứng hoặc ấu trùng); đánh giá mức độ thành công của biện pháp để có kế hoạch điều chỉnh nhằm bảo vệ mùa màng tốt nhất.

ADMICRO

Luyện tập Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ: điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kích thích hoặc hoặc điều khiển yếu tố môi trường)

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

3.1. Trắc nghiệm Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 37 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 9 Bài 37 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 151 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.1 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.2 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.3 trang 152 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục I.4 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.1 trang 153 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.1 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục II.2 trang 154 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 155 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.1 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.2 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.3 trang 82 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.4 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.5 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.6 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.7 trang 83 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 37.8 trang 84 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 37 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF