OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật


Nội dung bài giảng của Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo do ban biên tập HỌC247 biên soạn nhằm giúp các em tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật; ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn... Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố chủ yếu đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

- Sự tồn tại và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, ... và các nhân tố môi trường bên trong cơ thể như hormone, yếu tố di truyền, giới tính, ...

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái đó thì quá trình sinh trưởng của chúng sẽ bị ảnh hưởng.

Hình 35.1. Sơ đồ mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở Việt Nam

- Ảnh hưởng của ánh sáng: Ánh sáng là nhân tố cơ bản, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Hình 35.2. Sơ đồ sự phân tầng của thực vật ở rừng mưa nhiệt đới

- Ảnh hưởng của nước: 

+ Nước là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật.

+ Nước tham gia vào các quá trình sống trong cơ thể nên nếu thiếu nước sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Hình 35.5. Hạt đậu không nảy mầm do thiếu nước (a),

hạt đậu nảy mầm do được cung cấp đủ nước (b)

Hình 35.6. Biểu hiện của người bị thiếu nước

- Ảnh hưởng của dinh dưỡng: 
+ Dinh dưỡng (thức ăn) là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật.

+ Thiếu dinh dưỡng hay thừa dinh dưỡng đểu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

=>  Cần thiết lập được chế độ ăn uống hợp lí, từ đó nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Hình 35.10. Trẻ em cùng độ tuổi nhưng có chế độ dinh dưỡng khác nhau dẫn đến thế trạng khác nhau: a) Trẻ em suy dinh dưỡng,

b) Trẻ em phát triển bình thường; c) Trẻ em bị béo phì

1.2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong trồng trọt

+ Để điều hoà sinh trưởng và phát triển của cây trồng, người ta có thể các chất kích thích như hormone sinh trưởng, ... hoặc điều khiển các yếu tố môi trường để tận dụng nguồn ánh sáng nguồn dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm cho phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây trồng khác nhau.

Ví dụ: Trồng xen canh mía và bắp cải, ...

+ Các nhân tố bên ngoài thường được ứng dụng trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở cây trồng như chất kích thích, ánh sáng, nhiệt độ, ... Các chất kích thích tuy được sử dụng khá nhiều trong trồng trọt hiện nay, nhưng cẩn thận trọng và tuyệt đối tuân theo

Hình 35.11. Một số biện pháp tăng năng suất cây trồng

- Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong chăn nuôi

+ Hiểu biết về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi giúp chúng ta chăm sóc, điều khiển sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi đúng cách nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Hình 35.12. Điều chỉnh nhiệt độ buồng nuôi tằm

+ Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi đang được áp dụng rộng rãi nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Ví dụ: Xây dựng chuồng trại theo mô hình khép kín có máng ăn, uống tự động, quạt thông khí, hiệu quả chăn nuôi tăng rõ rệt; tạo giống lai giữa mướp đắng (khổ qua) với mướp cho năng suất cao, ...

Hình 35.13. Sử dụng thức ăn tổng hợp kích thích tăng trưởng cho gà

- Vận dụng sinh trưởng và phát triển trong phòng trừa côn trùng, sâu hại: hiểu biết về vòng đời một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.

Hình 35.14. Vòng đời của muỗi

Hình 35.15. Vòng đời của bướm gây hại

1. Sự tồn tại và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố môi trường bên ngoài cơ thể như nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, ... và các nhân tố môi trường bên trong cơ thể như hormone, yếu tố di truyền, giới tính. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phụ thuộc vào mỗi loài sinh vật

2. Trong thực tiễn, người ta vận dụng sinh trưởng và phát triển để điều khiển vật nuôi, cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức khoẻ con người. Ngoài ra, hiểu biết về vòng đời một số động vật gây hại giúp chúng ta có biện pháp diệt và phòng trừ hợp lí.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Vì sao việc tắm nắng vào sáng sớm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

Hướng dẫn giải:

Lợi ích của việc tắm năng vào sáng sớm đối với sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ:

- Hấp thụ, tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời để giúp xương phát triển chắc khoẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, phát triển hệ thần kinh,...

- Làm tăng lượng bạch cầu và các kháng thể tăng cường hệ miễn dịch.

- Giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn, cải thiện tâm trạng và cảm xúc.

- Ngăn ngừa tình trạng vàng da.

- Cải thiện quá trình đông máu.

Bài tập 2: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Hướng dẫn giải:

Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, thân nhiệt của gia súc cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ của môi trường nên cơ thể của chúng mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để cung cấp năng lượng cho hoạt động và làm ấm cơ thể.

ADMICRO

Luyện tập Bài 35 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng).

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách sử dụng chất kích thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu, bệnh, chăn nuôi).

3.1. Trắc nghiệm Bài 35 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 35 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 35 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 159 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 160 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 161 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 11 trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 162 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 12 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 13 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 163 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.1 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.2 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.3 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.4 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.5 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.6 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.7 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.8 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.9 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 35.10 trang 87 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 35 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF