OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật


Nội dung bài giảng của Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều do ban biên tập HỌC247 biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học này. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thí nghiệm chứng minh cây sinh trưởng

Chuẩn bị

- Mẫu vật: 5 hạt đậu xanh đã nảy mầm.

- Dụng cụ: 5 cốc đất ẩm, thước đo, ca tưới nước.

Tiến hành

- Bước 1: Trồng vào mỗi cốc 1 hạt đậu xanh đã nảy mầm.

- Bước 2: Để các cốc ngoài ánh sáng, tưới nước hằng ngày.

- Bước 3: Tính từ ngày trồng, cứ ba ngày một lần, đo chiều cao của mỗi cây (từ gốc lên ngọn cây) và ghi chép theo gợi ý bảng 30.1.

Bàng 30.1. Bảng đo chiều cao cây (đơn vị cm)

- Bước 4: So sánh chiều cao của cây qua các lần đo và nhận xét sự sinh trưởng của các cây.

Báo cáo kết quả: Báo cáo theo phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm ở bài 20.

=> Kết luận: Từ bảng đo chiều cao của cây cho thấy cây có sự tăng trưởng về chiều cao. Như vậy, có thể kết luận cây có sự sinh trưởng.

1.2. Mô phân sinh

- Sự sinh trưởng ở thực vật diễn ra ở các mô phân sinh.

- Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo ra tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng.

- Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh như mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên.

Hình 30.2. Vị trí của các mô phân sinh

1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Các loài thực vật khác nhau có các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau.

- Ở thực vật có hoa, quá trình sinh trưởng và phát triển chia thành các giai đoạn cơ bản sau: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo quả và hình thành hạt.

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật nối tiếp nhau, tạo thành vòng đời của cây.

Hình 30.3. Sơ đồ vòng đời của cây cam

1.4. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn

Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn:

- Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,...

Ví dụ: Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân đạm vào giai đoạn lúa chín; thu hoạch quả khi vừa chín.

- Điều khiển yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,... nhằm kích thích ra hoa sớm; tăng hiệu suất tạo quả;...

Ví dụ: Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn để có búp to hơn và hoa bên hơn.

- Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh.

Ví dụ: Vụ xuân hè chọn trồng cây bí đỏ, cây bí xanh, cây cà chua, cây cà tím, cây họ Đậu; vụ thu đông chọn trồng các cây như súp lơ xanh, su hào, bắp cải, rau cải, xà lách.

- Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao; rút ngắn thời gian sinh trưởng, nhằm tăng năng suất.

Ví dụ: Sử dụng vitamin B1, vitamin B12 hoặc thuốc kích rễ làm cây ra rễ nhanh, phun chất kích thích sinh trưởng cho cây đay làm cây tăng chiều cao gấp đôi.

1. Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, có khả năng phân chia tạo tế bào mới, làm cho cây sinh trưởng. Cây Hai lá mầm có các loại mô phân sinh như mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên. 

2. Ở thực vật có hoa và có hạt, quá trình sinh trưởng và phát triển bao gồm các giai đoạn: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm  cây con  cây trưởng thành  cây ra hoa  cây tạo quả và hình thành hạt.

3. Ứng dụng hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn như đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch, điều khiển yếu tố môi trường, trồng cây đúng mùa vụ, sử dụng chất kích thích nhằm làm tăng năng suất cây trồng.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Quan sát hình 30.2 và kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật - Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải:

- Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hoa hướng dương: hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây ra hoa → cây tạo hạt.

Bài tập 2: Ứng dụng hiểu biết về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, người ta thường trồng xen canh giữa cây ưa sáng với cây ưa bóng. Nêu lợi ích của việc trồng cây xen canh. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

- Lợi ích của việc trồng xen canh giữa cây ưa sáng với cây ưa bóng: Trồng cây xen canh là trồng xen hai hay nhiều loài cây trên một đơn vị diện tích đồng ruộng. Trồng xen canh có nhiều lợi ích, ví dụ: hạn chế cỏ dại, hạn chế sâu bệnh, cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng, sử dụng tiết kiệm đất,… Đây là biện pháp tốt nhất để đòng thời sử dụng tối ưu các điều kiện đất, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng trong đất,…

- Ví dụ: Trồng ngô, đậu, bí đỏ. Ngô sẽ mọc cao vượt so với hai loại cây còn lại, khi đậu có tua cuốn sẽ bám vào thân cây ngô, còn bí sẽ lan phủ trên mặt đất, che bóng cho mặt đất và sử dụng ánh sáng xuyên qua tán cây ngô. Mặt đất được che phủ sẽ hạn chế được cỏ dại.

ADMICRO

Luyện tập Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên. Dựa vào hình vẽ vòng đời của một thực vật, trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của thực vật đó.

- Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một sốthực vật.

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường).

- Vận dụng được những kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở thực vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 10 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 10 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Báo cáo kết quả thí nghiệm trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 141 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Thực hành trang 142 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 143 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 30.1 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.2 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.3 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.4 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.5 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.6 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.7 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.8 trang 66 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 30.9 trang 66 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 30 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF