OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 3: Nguyên tố hóa học


Nội dung bài học Bài 3: Nguyên tố hóa học sẽ tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Kết nối tri thức. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên tố hoá học

- Đến nay, người ta đã tìm ra 118 nguyên tố hoá học. Mỗi nguyên tố hoá học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

Ví dụ: Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân. Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân.

a) Vàng                                               b) Chì

Hình 3.1. Một số mẫu chất nguyên chất

- Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Số proton trong hạt nhân chính là số hiệu nguyên tử. Mỗi nguyên tố hoá học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.

- Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học có thể có số neutron khác nhau.

Ví dụ: Oxygen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 proton trong hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau (8 neutron, 9 neutron hoặc 10 neutron).

Những nguyên tử có cùng số proton thuộc cùng một nguyên tố hoá học.

1.2. Tên gọi và kí hiệu của nguyên tố hoá học

a. Tên gọi của nguyên tố hoá học

- Một số nguyên tố hoá học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng gold), bạc (silver), sắt (Iron), thuỷ ngân (mercury), thiếc (tin), đồng (copper), chì (lead).

- Trong khi đó lại có nhiều nguyên tố mới được tìm thấy gần đây như rutherfordium, bohrium,...

- Tên gọi của các nguyên tố hoá học được đặt theo các cách khác nhau.

- Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thể giới theo IUPAC.

b. Kí hiệu của nguyên tố hoá học

- Mỗi nguyên tố hoá học có một kí hiệu hoá học riêng. Kí hiệu hoá học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.

- Kí hiệu hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường (xem Bảng 3.1).

Ví dụ: Kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen là H, của nguyên tố oxygen là O, của nguyên tố lithium là Li.

- Một số nguyên tố có kí hiệu hoá học không xuất phát từ tên gọi theo IUPAC mà xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

Ví dụ: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu hoá học là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hoá học là K.

Bảng 3.1. Tên gọi, kí hiệu hoá học và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.

Kí hiệu nguyên tố hoá học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố, trong đó chữ cái đầu viết hoa và chữ cái sau viết thường.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Oxygen, carbon, hydrogen, nitrogen,… là các nguyên tố hóa học tạo nên cơ thể người. Vậy nguyên tố hóa học là gì?

Hướng dẫn giải

- Nguyên tố hóa học có tính chất riêng biệt do được tạo thành từ các nguyên tử có số proton xác định.

- Ví dụ:

+ Một mẩu chì nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử chì, mỗi nguyên tử chì có 82 proton trong hạt nhân

+ Một mẩu vàng nguyên chất chỉ chứa các nguyên tử vàng, mỗi nguyên tử vàng có 79 proton trong hạt nhân

Bài 2: Hãy kể tên và viết kí hiệu của ba nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái Đất

Hướng dẫn giải

- 3 nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái đất là:

+ Oxygen: O chiếm 46,1% về khối lượng

+ Silicon: Si chiếm 28,2% về khối lượng

+ Aluminium (Nhôm): Al chiếm 8,2% về khối lượng

Bài 3: Vì sao cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học? Các kí hiệu hóa học của các nguyên tố được biểu diễn như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Cần phải xây dựng hệ thống kí hiệu nguyên tố hóa học: vì tên đầy đủ thường dài và khó nhớ, cần phải kí hiệu ngắn gọn để thuận tiện cho việc học tập cùng như là nghiên cứu

- Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết ở dạng in hoa.

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Hoạt động trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.1 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.2 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.3 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.4 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.5 trang 11 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.6 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.7 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.8 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.9 trang 12 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.10 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.11 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.12 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.13 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.14 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3.15 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 3 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF