OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 28: Tập tính ở động vật


Để trả lời lại các kích thích của môi trường sinh vật sẽ đưa ra những cảm ứng. Động vật sẽ có những cảm ứng gì để trả lời lại môi trường. Hãy cùng HỌC247 tìm hiểu các kiến thức này thông qua nội dung bài giảng của Bài 28: Tập tính ở động vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường.

Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim thể hiện qua chuỗi các phản ứng như tìm vị trí làm tổ, tha vật liệu làm tổ, kết tổ.

- Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

- Vai trò của tập tính ở động vật:

+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường (Các tập tính như kiếm ăn, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,...)

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ,…

+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm.

Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt.

Hình 28.2. Một số tập tính ở động vật và con người

1.2. Ứng dụng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn

- Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,…

- Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:

+ Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

+ Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.

+ Sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng.

+ Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.

+ Xây dựng một số thói quen tốt ở người: giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng, học tập và làm việc khoa học,....

1. Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống. Tập tính của động vật rất đa dạng, có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

2. Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống; đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

3. Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,...

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tập tính là gì? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thước của môi trường nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.

- Ví dụ về tập tính:

+ Tập tính chim bố mẹ làm tổ và chăm sóc con non

+ Hổ, báo,… có tập tính bảo vệ lãnh thổ

+ Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp.

+ Nhện có tập tính giăng tơ để săn mồi.

+ Người có tập tính tập thể dục buổi sáng.

Bài tập 2: Cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Từ đó, phân biệt hai dạng tập tính này.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; chuồn chuồn đẻ trứng vào nước; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

- Ví dụ về tập tính học dược: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; sư tử con học tập để săn mồi; chim non học tập để có thể bay; khỉ con học cách leo trèo;…

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể.

Số lượng hạn chế.

Số lượng nhiều, không hạn chế.

Thường bền vững và không thay đổi.

Không bền vững, có thể thay đổi.

Bài tập 3: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ:

- Đối với cá thể động vật: tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản của bản thân động vật.

- Đối với loài: tập tính bảo vệ lãnh thổ đảm bảo các cá thể có thể phân bố hợp lí trong không gian, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của quần thể.

ADMICRO

Luyện tập Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa.

- Nếu được vai trò của tập tính đối với động vật.

- Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 9 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Thực hành 1 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 4 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Thực hành 2 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 28.1 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.2 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.3 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.4 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.5 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.6 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.7 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 28.8 trang 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 28 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF