OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn


Nội dung bài học Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn môn KHTN lớp 7 chương trình SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em học sinh trả lời câu hỏi: "Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng bắc - nam?" Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Từ trường của Trái Đất

- Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của từ trường Trái Đất.

- Từ trường Trái Đất mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo (sự tồn tại từ trường Trái Đất gắn với mô hình nam châm thẳng)

Hình 20.3. Bản đồ độ lớn từ trường Trái Đất, Màu sắc biểu diễn độ lớn của từ trường (Nguồn: NASA)

- Một số hiện tượng liên quan đến từ trường Trái Đất: Mặt Trời phát ra các bức xạ (như các hạt electron, proton, ...) có năng lượng cao, rất nguy hiểm đối với các sinh vật trên Trái Đất. Dòng các bức xạ này chịu tác dụng của từ trường Trái Đất nên bị lệch về phía hai địa cực. Các bức xạ này tương tác với khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang

1.2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

Hình 20.4. Mô hình Trái Đất và từ trường của Trái Đất

- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất

- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất.

=> Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

1.3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

- Cấu tạo của la bàn:

+ La bản thông thường gồm một vỏ hộp có mặt kính bảo vệ, một kim nam châm có thể quay tự do trên một trục cố định và một mặt số có thể quay độc lập với kim nam châm (Hình 20.5).

Hình 20.5. La bàn

+ Trên mặt là bản có các vạch chia độ từ 0o đến 360o kèm theo các kí hiệu chỉ hướng.

Bảng 20.1. Các kí hiệu trên mặt la bàn

- Xác định hướng địa lí của một đối tượng

+ Xác định các cực Nam (S) và cực Bắc (N) của kim la bàn.

+ Chọn một đối tượng mà ta cần xác định hướng địa lí (cửa lớp học, cổng trường, ...)

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm. 

+ Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng đối tượng cần xác định và hướng bắc trên la bàn.

1. Trong hệ Mặt trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường. Từ trường Trái Đất mạnh ở phía địa cực và yếu hơn ở vùng Xích đạo

2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: a) Vì sao trong lúc sử dụng la bàn để xác định phương hướng, ta không để la bàn nằm gần các la bàn khác?

b) Một bạn ngồi cạnh loa tỉ vi trong lúc tìm phương hướng bằng la bàn. Em có lời khuyên nào đối với bạn này?

Hướng dẫn giải:

a) Các kim la bàn có từ tính nên chúng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khiến việc xác định phương hướng kém chính xác.

b) Em cần đề nghị bạn ấy đi ra xa loa, vì loa có nam châm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của kim la bàn.

Bài tập 2: Tại vùng Florida (Hoa Kỳ), các nhà khoa học tìm cách đưa cá sấu ra xa khỏi gần khu dân cư nhưng sau một thời gian, cá sấu quay lại vị trí cũ. Sau đó, vào năm 2004, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp để xử lí là gắn hai thanh nam châm vào hai bên đầu của cá sấu thì chúng không thể tìm lại vị trí cũ. Em hãy thảo luận và đưa ra lời giải thích cho hiện tượng này.

Hướng dẫn giải:

Các nhà khoa học cho rằng cá sấu có thể trở về chỗ cũ vì chúng có khả năng định hướng nhờ vào từ trường Trái Đất. Vì vậy, đeo các nam châm và hai bên đầu khiến chúng bị “nhiễu” không còn phân biệt từ trường của Trái Đất.

ADMICRO

Luyện tập Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

- Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.

3.1. Trắc nghiệm Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Bài 20 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
    • B.

      Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.

    • C.

      Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.

    • D.

      Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

    • A. vùng xích đạo.
    • B. vùng địa cực.
    • C. vùng đại dương.
    • D. vùng có nhiều quặng sắt.
  • Câu 3:

    Phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.
    • B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.
    • C. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.
    • D. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 6 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Thảo luận 1 trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 99 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập 1 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 101 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.1 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.2 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.3 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.4 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.5 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.6 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.7 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.8 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.9 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 20.10 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 20 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF