OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 2: Nguyên tố hóa học


Nội dung bài học Bài 2: Nguyên tố hóa học sẽ tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Cánh diều. Hi vọng tài liệu này sẽ hỗ trợ cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên tố hoá học

- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Ví dụ: Hình vẽ dưới đây mô tả những nguyên tử khác nhau nhưng cũng có 6 proton trong hạt nhân nên thuộc cùng nguyên tố carbon.

Hình 2.1. Mô hình cấu tạo các nguyên tử khác nhau thuộc cùng nguyên tố carbon

- Số proton trong nguyên tử là đặc trưng của một nguyên tố hoá học.

- Các nguyên tử của cùng nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học giống nhau.

- Cho đến nay, Liên minh Quốc tế về Hoá học thuần tuý và Hoá học ứng dụng (IUPAC) đã công bố tìm thấy 118 nguyên tố hoá học, trong đó trên 90 nguyên tố có trong tự nhiên, số còn lại do con người tổng hợp được (các nguyên tố nhân tạo).

1.2. Tên nguyên tố hóa học

- Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng.

- Việc đặt tên nguyên tố hoá học dựa vào nhiều cách khác nhau như: liên quan đến tính chất và ứng dụng của nguyên tố; theo tên các nhà khoa học hoặc theo tên các địa danh.

1.3. Kí hiệu hóa học

- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hoá học của nguyên tố.

- Cách biểu diễn kí hiệu hóa học của một nguyên tố:

+ Biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.

+ Chữ cái đầu tiên được viết ở dạng chữ in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) ở dạng chữ thường.

Ví dụ: Kí hiệu hoá học của nguyên tố hydrogen là H, của nguyên tố oxygen là O, của nguyên tố carbon là C, của nguyên tố chlorine là Cl,...

- Trong một số trường hợp, kí hiệu hoá học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC.

Ví dụ: Kí hiệu nguyên tố potassium là K, bắt nguồn từ tên La-tinh: kalium. Kí hiệu nguyên tố copper là Cu, bắt nguồn tên La-tinh: cuprum.

Bảng 2.1. Tên gọi và kí hiệu của một số nguyên tố hoá học

1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

2. Mỗi nguyên tố hoá học có tên gọi và kí hiệu hoá học riêng. Kí hiệu hoá học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố; trong đó, chữ cái đầu tiên được viết ở dạng chữ in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) được viết ở dạng chữ thường.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Thành phần hạt nhân của 2 nguyên tử X và Y được cho trong bảng sau:

 

X

Y

Số proton

6

8

Số neutron

7

7

a) Tính khối lượng của nguyên tử X và nguyên tử Y.

b) X và Y có thuộc cùng một nguyên tố hóa học không? Vì sao?

Hướng dẫn giải

a) Khối lượng nguyên tử X: 6.1 + 7.1 = 13 (amu).

Khối lượng nguyên tử Y: 8.1 + 7.1 = 15 (amu).

b) X và Y không thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì không có cùng số proton (X có 6 proton còn Y có 8 proton).

Bài 2: Cho biết những nguyên tử nào trong bảng dưới đây thuộc cùng nguyên tố hóa học.

Nguyên tử

Số proton

Số neutron

Số electron

A1

2

2

2

A2

7

8

7

A3

1

3

1

A4

7

7

7

A5

6

7

6

A6

9

10

9

A7

1

2

1

Hướng dẫn giải

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. Vậy:

- Nguyên tử A2 và A4 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 7 proton.

- Nguyên tử A3 và A7 thuộc cùng một nguyên tố hóa học vì cùng có 1 proton.

Bài 3: Hoàn thành bảng sau:

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Sodium (natri)

 

 

Si

 

Mg

Potassium

 

 

Cl

Oxygen

 

 

N

Hướng dẫn giải

Tên nguyên tố

Kí hiệu hóa học

Sodium (natri)

Na

Silicon

Si

Magnesium

Mg

Potassium

K

Chlorine

Cl

Oxygen

O

Nitrogen

N

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Phát biểu được khái niệm về nguyên tố hoá học và kí hiệu nguyên tố hoá học.

- Viết được công thức hoá học và đọc được tên của 20 nguyên tố đầu tiên.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 15 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 16 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm 1 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm 2 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 17 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 18 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 2.1 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 2.2 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 2.3 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 2.4 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 2.5 trang 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 2.6 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 2.7 trang 8 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 2 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF