OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 13: Độ cao và độ to của âm


Nội dung bài học Bài 13: Độ cao và độ to của âm được HOC247 sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên lớp 7 chương trình SGK Kết nối tri thức hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Độ to và biên độ của sóng âm

a. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm

- Thí nghiệm mô tả ở Hình 13.1 là một cách để quan sát dao động chậm. Một thước thép (dài khoảng 30 cm) một đầu cố định, đầu còn lại để tự do.

Hình 13.1. Thí nghiệm quan sát thước dao động

- Khi kéo đầu tự do xuống rồi buông ra thì đầu thước dao động và phát ra âm.

- Trên hình cho thấy biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của đầu thước.

- Ta không thể nhìn thấy sóng âm, nhưng ta có thể dùng các thiết bị điện tử để ghi lại các đặc điểm của sóng âm. Nếu kết nối một micrổ với một máy dao động kí (hoặc điện thoại hay máy tính có trang bị phần mềm ghi dao động) thì có thể quan sát được các đặc điểm của sóng âm (Hình 13.2).

- Trên màn hình dao động kí, biên độ của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn.

a) Khi nguồn âm chưa hoạt động, không phát ra âm

b) Khi nguồn âm dao động với biên độ lớn

c) Khi nguồn âm dao động với biên độ nhỏ

Hình 13.2. Thí nghiệm về mối quan hệ giữa biên độ dao động của nguồn âm và biên độ của sóng âm; biên độ của sóng âm và độ to của âm

b. Độ to của âm

- Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (kí hiệu là dB).

- Khi độ to của âm càng lớn (không được quá 70dB) thì ta nghe âm càng rõ.

- Nếu độ to của âm quá 70 dB và trong một thời gian dài thì ta nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Vậy độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.

- Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

- Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

- Tần số là số dao động trong 1 giây.

- Đơn vị của tần số là héc (Hz).

1.2. Độ cao và tần số của sóng âm

a. Tần số

- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số là héc (Hertz - tên của nhà vật lí người Đức, Hình 13.3), kí hiệu là Hz.

- Ví dụ: nếu trong 1 giây vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật là 30 Hz.

- Tần số âm mà tại ta có thể nghe được khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

- Tần số của một số nốt nhạc: si (494 Hz); đô (523 Hz); rể (587 Hz); mi (629 Hz); fa (698 Hz); son (784 Hz); la (880 Hz).

b. Độ cao của âm

- Khi nghe âm, ta thấy có âm cao (bổng), âm thấp (trầm).

- Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (và ngược lại).

- Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và dây số 6 của cây đàn ghita có gì khác nhau?

Hướng dẫn giải

Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và dây số 6 của dây đàn ghita có điểm khác nhau là:

+ Dây số 1 nghe âm thanh trong hơn dây số 6

+ Dây số 1 và dây số 6 phát ra âm thanh to nhỏ khác nhau

Bài 2: Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động trong mỗi giây để phát ra nốt La (A4) có tần số 440 Hz?

Hướng dẫn giải

Trong 1 giây, đàn phát ra tần số 440 Hz

→ Dây đàn thực hiện được 440 dao động.

Bài 3: Đặt một ít mảnh vụn giấy hoặc xốp nhẹ lên mặt trống rồi dùng dùi trống đánh vào mặt trống. Các mảnh vụn nảy lên cao hay thấp khi em đánh trống mạnh, nhẹ? Tiếng trống nghe to hay nhỏ khi các mảnh vụn nảy lên cao, thấp?

Hướng dẫn giải

- Khi đánh mạnh vào mặt trống, vụn giấy (xốp) nảy lên cao, tiếng trống nghe to.

- Khi đánh nhẹ vào mặt trống, vụn giấy (xốp) nảy lên thấp, tiếng trống nghe nhỏ.

ADMICRO

Luyện tập Bài 13 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Học xong bài học này, em có thể:

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

- Nêu được đơn vị của tần số là héc (kí hiệu là Hz).

- Nếu được sự liên quan của độ to của âm với biên độ âm.

- Sử dụng nhạc cụ (hoặc dao động ki) chứng tỏ được độ cao của âm liên hệ với tần số âm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 13 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 1 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 2 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi 3 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.1 trang 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.2 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.3 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.4 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.5 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.6 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.7 trang 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.8 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.9 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.10 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.11 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13.12 trang 40 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 13 Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF