Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài Mô tả sóng âm môn Khoa học tự nhiên 7 SGK Chân trời sáng tạo để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
Sóng là gì? Sóng âm là gì? Các môi trường truyền âm?
Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sóng âm
Hình 12.1. Cách tạo ra âm thanh: a) gõ âm thoa; b) gõ trống; c) gảy đàn guitar
- Sự rung động qua lại vị trí cân bằng (hay vị trí đứng yên ban đầu) của những vật khi phát ra âm thanh (như âm thoa, mặt trống, dây đàn,...) được gọi là dao động. Vật dao động phát ra âm thanh được gọi là nguồn âm.
- Các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường, được gọi là sóng âm (Sóng âm hay âm thanh còn được gọi tắt là âm).
1.2. Môi trường truyền âm
- Sóng âm truyền được trong các môi trường, rắn, lỏng khí.
1.3. Sự truyền sóng âm trong không khí
- Giải thích sự truyền sóng âm trong không khí: Khi sóng âm phát ra từ một cái loa, màng loa dao động. Dao động của màng loa làm lớp không khí tiếp xúc với nó dao động: nén, dãn. Dao động của lớp không khí này làm cho lớp không khí kế tiếp dao động: dãn, nén. Cứ thế, trong không khi xuất hiện các lớp không khí liên tục nén, dãn xen kẽ nhau (Hình 12.4).
Hình 12.4. Giải thích sự truyền sóng âm trong không khí
1. Sóng âm (âm) được phát ra bởi các vật đang dao động. 2. Sóng âm truyền được trong các môi trường, rắn, lỏng khí. 3. Sóng âm trong không khí được lan truyền bởi sự dao động (dãn, nén) của lớp không khí. |
Bài tập minh họa
Bài 1: Một thí nghiệm được bố trí như hình bên dưới.
a) Dự đoán và giải thích hiện tượng xảy ra với hai quả cầu khi dùng dùi gõ vào trống 1.
b) Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
Hướng dẫn giải
a) Khi dùng dùi gõ vào trống 1, cả hai quả cầu bấc đều bật ra ngoài.
- Khi gõ vào trống 1, mặt trống bị gõ dao động. Dao động này lan truyền qua thành trống và không khí bên trong trống sang mặt trống bên kia, làm quả cầu bấc 1 bật ra.
- Sóng âm phát ra từ mặt trống 1 lan truyền qua không khí làm mặt trống 2 phía đối diện với trống 1 dao động. Dao động này tiếp tục truyền qua thành trống 2 và không khí bên trong trống 2 sang mặt trống bên kia, làm quả cầu bấc 2 bật ra.
b) Thí nghiệm chứng tỏ:
- Sóng âm là các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường.
- Sóng âm truyền được trong chất rắn và chất khí.
Bài 2: Hình dưới đây hướng dẫn cách chế tạo một “nhạc cụ” đơn giản từ các sợi dây chun (dây thun), một chiếc đũa và một hộp nhựa không nắp.
a) Bộ phận nào dao động phát ra sóng âm khi chúng ta gảy dây chun?
b) Vai trò của hộp nhựa là gì? Em hãy kiểm tra bằng cách gảy dây chun khi có và không có hộp nhựa.
c) Âm thanh phát ra của các dây chun có giống nhau không? Chiếc đũa có vai trò gì trong dụng cụ này?
Hướng dẫn giải
a) Bộ phận dao động phát ra sóng âm là dây chun.
b) Hộp nhựa giúp âm nghe được to hơn.
c) Các dây chun có độ dài khác nhau khi dao động sẽ phát ra âm thanh không giống nhau. Chiếc đũa giúp điều chỉnh chiều dài của các dây chun để khi dao động, chúng phát ra âm khác nhau.
Luyện tập Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Học xong bài học này, em có thể:
- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,..) để chứng tỏ được sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. cột không khí trong ống sáo.
- B. thành ống sáo.
- C. các ngón tay của người thổi.
- D. đôi môi của người thổi.
-
- A. Chất rắn.
- B. Chất rắn và chất lỏng.
- C. Chân không.
- D. Chất rắn, chất lỏng và chất khi.
-
- A. Sóng âm mang năng lượng.
- B. Sóng âm được tạo ra bởi các vật dao động.
- C. Chất rắn truyền âm kém hơn chất khí
- D. Sóng âm không truyền được trong chân không.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 1 trang 65 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 2 trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 66 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 3 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 4 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Thảo luận 5 trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 67 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 68 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 69 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 1 trang 69 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 2 trang 69 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 3 trang 69 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.1 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.2 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.3 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.4 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.5 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.6 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.7 trang 37 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.8 trang 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.9 trang 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 12.10 trang 38 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 12 Khoa học tự nhiên 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!