OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên


Nhằm giúp học sinh học tốt môn Khoa học tự nhiên 7, HOC247 đã biên soạn nội dung bài học Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên chương trình SGK Chân trời sáng tạo để chia sẻ đến các em những kiến thức trọng tâm và những lưu ý giúp học sinh học tốt và đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước:

+ Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

Nhận ra tình huống có vấn đề và đặt các câu hỏi tìm hiểu về vấn đề đó.

+ Bước 2: Hình thành giả thuyết

Đưa ra dự đoán về câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở bước 1. Câu trả lời giả định ngày được gọi là giả thuyết.

+ Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

Lựa chọn mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) và lập phương án kiểm tra giả thuyết.

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch

Thực hiện các nội dung trong kế hoạch đã đề ra như làm thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu, phân tích kết quả,...

+ Bước 5: Kết luận

Khẳng định giả thuyết được chấp nhận hay bị bác bỏ. Nếu giả thuyết bị bác bỏ sẽ quay lại bước 2.

- Sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

1.2. Kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

a. Kĩ năng quan sát

- Quan sát khoa học là quan sát sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu hay khám phá, từ đó có được câu trả lời.

- Câu trả lời hợp lí chính là những kiến thức mới cho bản thần hay cho khoa học.

b. Kĩ năng phân loại

- Sau khi đã thu thập mẫu vật và dữ liệu để nghiên cứu, lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.

c. Kĩ năng liên kết

- Liên kết các tri thức khoa học, liên kết các dữ liệu đã thu được.

- Sử dụng các kiến thức khoa học liên quan, các công cụ toán học, các phần mềm máy tính,... để thu thập và xử lí dữ liệu nhằm tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

d. Kĩ năng đo

- Kĩ năng đo gồm: Ước lượng giá trị cần đo, lựa chọn dụng cụ đo thích hợp, tiến hành đo, đọc đúng kết quả đo, ghi lại kết quả đo.

e. Kĩ năng dự báo

- Dự báo là một nhận định về những gì được đánh giá là có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể.

Ví dụ: Dự báo thời gian cây trưởng thành để lập kế hoạch thu hoạch đúng thời điểm. Dự báo thời tiết dựa vào các quy luật về khí tượng.

f. Kĩ năng viết báo cáo

- Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tự nhiên được trình bày thành báo cáo khoa học.

- Cấu trúc một bài báo cáo thường có các đề mục: tên đề tài nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết khoa học, kế hoạch thực hiện, triển khai kế hoạch, rút ra kết luận nghiên cứu.

g. Kĩ năng thuyết trình

- Sau khi hoàn thành báo cáo, cần trình bày kết quả nghiên cứu bằng bài thuyết trình.

- Bài thuyết trình thuyết cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản:

+ Trước khi thuyết trình: Chuẩn bị bài báo cáo dưới dạng trình chiếu hay dùng các công cụ hỗ trợ như phấn, bảng, vật liệu, sản phẩm,...Bài thuyết trình cần phải làm rõ những nội dung đã tìm hiểu được.

+ Trong quá trình thuyết trình: cần chú ý về hình thức; về ngôn ngữ cần rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, logic; về ngữ điệu, nhịp điệu, sự kết hợp với ngôn ngữ cơ thể,...

+ Sau khi kết thúc bài thuyết trình: lắng nghe câu hỏi, ghi chép và chuẩn bị câu trả lời theo nhóm các vấn đề. Trong khi trao đổi, thảo luận, cần tập trung vào vấn đề cốt lõi cùng với thái độ nhiệt tình, ôn hòa, cởi mở.

1.3. Một số dụng cụ đo

a. Dao động kí

- Một chức năng quan trọng của dao động kí là hiển thị đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian.

Hình 1.4. Mặt trước của dao động ký

- Một số nút cơ bản ở mặt trước của dao động kí (Hình 1.4):

(1) POWER: Bật/Tắt nguồn

(2) CHI INPUT: Ngõ kết nối micro

(3) INTEN: Điều chỉnh độ sáng của tín hiệu trên màn hình

(4) FOCUS; Điều chỉnh độ nét của tín hiệu trên màn hình

(5) MODE: Chọn mode

(6) VOLTS/DIV: Chọn tỉ lệ điện áp trên một ổ theo trục dọc.

(7) TIME/DIV: Chọn tỉ lệ thời gian trên một ô theo trục ngang

(8) TRIGGER: Điều chỉnh độ trigger

- Sử dụng dao động kí:

+ Gắn tín hiệu vào kênh 1, chọn mode CH1

+ Xoay hai nút INTEN, FOCUS về vị trí giữa

+ Điều chỉnh nút VOLTS/DIV, TIME/DIV ở mức trung bình

+ Trong 3 chế độ AC/GND/DC, chọn chế độ AC, nhấn ALT/CHOP rồi nhả ra

+ Đặt TRIGGER MODE ở chế độ AUTO

+ Bật nút POWER, điều chỉnh nút VOLTS/DIV, TIME/DIV để chọn tỉ lệ điện áp và tỉ lệ thời gian phù hợp, kết hợp với xoay TRIGGER LEVEL cho tới khi đổ thị tín hiệu hiển thị ổn định trên màn hình.

b. Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện

- Cấu tạo gồm hai bộ phận chính đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

- Đồng hồ đo thời gian hiện số:

Hình 1.5. Đồng hồ đo thời gian hiện số

+ Mặt trước và mặt sau đồng hồ đo thời gian hiện số (Hình 1.5) gồm các nút:

(1) Thang đo: Nút thang đo thời gian thể hiện giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

(2) Mode: Thể hiện chế độ làm việc của đồng hồ, cụ thể nếu chọn chế độ làm việc A B thì ta sẽ đo được thời gian chuyển động của vật đi được quãng đường từ cổng quang thứ nhất đến cổng quang thứ hai. Cổng C là để kết nối với nam châm điện.

(3) Reset: Nút sử dụng để quay về trạng thái ban đầu.

+ Mặt sau đồng hồ đo thời gian hiện số gồm các nút:

(4) Công tắc điện: Nút đóng hoặc ngắt điện.

(5) Các nút cắm cổng quang điện.

- Cổng quang điện:

Hình 1.6. Cổng quang điện

+ Cổng quang điện (mắt thần): Một thiết bị cảm biến gồm hai bộ phận phát và thu tia hồng ngoại. Khi nối cổng quang với đồng hồ hiện số, tuỳ theo cách chọn chế độ của đồng hồ mà tín hiệu này sẽ điều khiển đồng hồ bắt đầu đo hoặc dừng đo.

+ Cổng quang điện có trong nhiều thiết bị khác như: hệ thống đếm sản phẩm; hệ thống phát hiện người, vật chuyển động.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Em hãy sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên để nghiên cứu hiện tượng tự nhiên sau nhiên sau:

Những ngày đông giá lạnh, thường xuất hiện hiện tượng sương mù vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sáng sớm khi Mặt Trời chưa xuất hiện thì sương mù thường dày đặc, bao phủ các ngôi nhà, con đường nhưng khi xuất hiện Mặt Trời, sương mù tan dần và mọi vật hiện ra rõ ràng.

Hướng dẫn giải

Bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

Khi quan sát hiện tượng trên, ta đặt ra câu hỏi: Vì sao sương mù lại tan biến khi Mặt Trời xuất hiện?

Bước 2: Hình thành giả thuyết

Dựa trên những quan sát và phân tích, đưa ra dự đoán nếu nhiệt độ thay đổi (tăng lên) thì hơi nước trong sương mù bay hơi nhanh chóng.

Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

- Lựa chọn được mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp, kĩ thuật thích hợp (thực nghiệm, điều tra, ...) và lập phương án kiểm tra giả thuyết.

+ Mẫu vật: nước đá

+ Dụng cụ thí nghiệm: chén sứ, đèn cồn, kẹp sắt, giá sắt

+ Phương pháp: thực nghiệm

- Muốn biết sự bay hơi của nước có bị ảnh hưởng bởi nhiệt hay không, ta tiến hành thí nghiệm đun nóng nước đá, ghi nhận nhiệt độ thay đổi khi đun đến khi có hiện tượng nước bay hơi hết.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch

- Thí nghiệm này cho ta kết quả: khi nhiệt độ càng cao thì khả năng bay hơi của nước càng lớn.

- Tiến hành thí nghiệm với các loại nước lỏng, rượu,... cũng cho ta kết quả tương tự.

Bước 5: Kết luận

- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

- Vậy giả thuyết trong ví dụ này được chấp nhận.

Bài 2: Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Hướng dẫn giải

Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng ở:

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

- Bước 4: Thực hiện kế hoạch.

Bài 3: Em hãy lựa chọn các dụng cụ đo phù hợp để đo thời gian cho mỗi hoạt động sau và giải thích sự lựa chọn đó.

a) Một người đi xe đạp từ điểm A đến điểm B.

b) Một viên bi sắt chuyển động trên máng nghiêng.

Hướng dẫn giải

a) Dụng cụ đo phù hợp là đồng hồ bấm giây.

b) Dụng cụ đo phù hợp là đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

ADMICRO

Luyện tập Bài 1 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Làm được báo cáo, thuyết trình

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong môn Khoa học tự nhiên 7)

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 1 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 3 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 4 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 5 trang 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 10 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 9 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 10 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 10 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 11 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 12 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 11 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 13 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 13 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 13 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.1 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.2 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.3 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.4 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.5 trang 4 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.6 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.7 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1.8 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 1 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF