OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2 ?

câu 1 : cho đoạn mạch AB có hiệu điện thế U không đổi gồm có hai điện trở R1= 20Ω và R2 mắc nối tiếp . Người ta đo được hiệu điện thế trên R1 là U1 =40V . bây giờ người ta thay điện trở R1 bởi 1 điện trở R1 =10 Ω và người ta đo được hiệu điện thế trên R1 là U1 =25V . hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và điện trở R2

câu 2 : Có ba điện trở R1 R2 và R3 . khi mắc chúng nối tiếp với nhau , thì khi đtặ vào 2 đầu đoạn mạch 1 hiệu điện thế u=110V dòng điện trong mạch có cường độ là I1 = 2A . Nếu chỉ mắc nối tiếp R1 và R2 thì cường độ dòng điện trong mạch gồm R1 và R2 là I2 = 5,5 A . còn nếu mắc nối tiếp R1 , R3 thì hiệu điện thế U cường độ dòng điện trong mạch gồm R1 và R3 là I3 = 2,2 A . Tính R1 , R2, R3

câu 3: giữa hai điểm A,B của một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi và bằng 12V , người ta mắc nối tiếp 2 điện trở R1=10Ω và R2=14Ω

a, tính R tương đương của đoạn mạch

b, Tính CĐDĐ chính , Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở

c, mắc thêm điện trở R3 nối tiếp vơi hai điện trở trên , Dùng vôn kế đo được hiệu điện thế giữa 2 đầu R3 là U3 =4V . Tính R3

  bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 21/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Câu 1: Giải:

    \(R_1 nt R_2\) nên:

    \(R_{tđ}=R_1+R_2=20+R_2\left(\Omega\right)\)

    Cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:

    \(I=I_1=I_2=\dfrac{U}{R_{tđ}}=\dfrac{U}{20+R_2}\left(A\right)\)

    Hiệu điện thế trong điện trở R1 là:

    \(U_1=R_1.I_1\Leftrightarrow40=20.\dfrac{U}{20+R_2}\) (1)

    Khi thay điện trở R1 bằng điện trở R'1=10Ω và vì: \(R_1' nt R_2\) nên

    \(R_{tđ}'=R_1'+R_2=10+R_2\left(\Omega\right)\)

    Cường độ dòng điện trong mạch lúc này là:

    \(I'=I_1'=\dfrac{U}{R_{tđ}'}=\dfrac{U}{10+R_2}\left(A\right)\)

    Hiệu điện thế trên R1' là:

    \(U_1'=R_1'.I_1'\Leftrightarrow25=10.\dfrac{U}{10+R_2}\)(2)

    Chia vế theo vế của (1) cho (2) ta được:

    \(\dfrac{40}{25}=\dfrac{\dfrac{20U}{20+R_2}}{\dfrac{10U}{10+R_2}}\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{20U\left(10+R_2\right)}{10U\left(20+R_2\right)}\)

    \(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{2\left(10+R_2\right)}{20+R_2}\)

    \(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=\dfrac{20+R_2+R_2}{20+R_2}\)

    \(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{8}{5}=1+\dfrac{R_2}{20+R_2}\)

    \(\Leftrightarrow\)\(\dfrac{3}{5}=\dfrac{R_2}{20+R_2}\)

    \(\Leftrightarrow5R_2=3\left(20+R_2\right)\\ \Leftrightarrow5R_2=60+3R_2\\ \Leftrightarrow2R_2=60\\ \Leftrightarrow R_2=30\)

    Thay R2=30 vào (1) ta có:

    \(40=20.\dfrac{U}{20+R_2}\Leftrightarrow40=\dfrac{20U}{20+30}\\ \Leftrightarrow20U=2000\\ \Leftrightarrow U=100\)

    Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 100V và R2=30Ω.

      bởi Nguyen Anh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 8V. Biết cường độ dòng điện chạy qua odna95 mạch là 0,2A và R1=3R2. Tính giá trị R1 và R2

      bởi Nguyễn Lê Tín 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài giải:

    ❏Vì \(R_1ntR_2\) nên: \(I=I_1=I_2=0,2\left(A\right)\)

    ❏Theo đề,ta có: \(R_1=3R_2\)

    Nhân cả hai vế cho I, ta được:\(IR_1=3IR_2\)

    \(\Leftrightarrow U_1=3U_2\)

    \(R_1ntR_2\) nên: \(U=U_1+U_2=8\left(V\right)\)

    \(\Leftrightarrow3U_2+U_2=8\left(V\right)\Rightarrow U_2=\dfrac{8}{4}=2\left(V\right)\)

    \(\Rightarrow U_1=3U_2=3\cdot2=6\left(V\right)\)

    Điện trở R1 và R2 là: \(\left\{{}\begin{matrix}R_1=\dfrac{U_1}{I}=\dfrac{6}{0,2}=30\Omega\\R_2=\dfrac{U_2}{I}=10\left(\Omega\right)\end{matrix}\right.\)

    Vậy .........................................

      bởi Đỗ Thị Yến 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF