OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tại sao chiều hoàng hôn hoặc sáng sớm lại thấy màu đỏ hoặc màu đỏ tím ?

Tại sao chiều hoàng hôn hoặc sáng sớm lại thấy màu đỏ hoặc màu đỏ tím

  bởi Bi do 21/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (35)

  • bình thường mặt trời có màu vàng, nhưng vào lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn, mặt trời lại có màu đỏ da cam. Hiện tượng này là do khí quyển đã "nhuộm" đỏ mặt trời đấy.

    Như em đã biết, bao bọc xung quanh trái đất là một tầng khí quyển rất dầy. Tuy khí quyển trong suốt, không màu nhưng trong khí quyển có vô số các hạt phân tử thể khí, cát bụi và những hạt nước nhỏ li ti. Chính những "hạt nhỏ li ti" đó đã tán xạ một phần ánh sáng mặt trời hoặc phản chiếu lại mặt trời. Trong 7 loại tia màu của ánh sáng mặt trời, mỗi loại có tính chất khác nhau, ví dụ cường độ của các màu vàng, xanh thẫm, xanh lam, chàm, tím tương đối yếu.

    Khi chúng gặp các hạt nhỏ li ti trong không khí liền bị chặn lại một phần và chiếu chệch sang hướng khác. Ánh sáng mặt trời xuyên qua tầng khí quyển càng dầy những tia sáng đó càng bị ngăn chặn lại nhiều. Còn những tia màu đỏ và màu da cam khá "kiên cường" chúng có thể xuyên qua các chướng ngại vật trong khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất.

    Buổi sáng sớm và lúc hoàng hôn, ánh mặt trời chiếu chếch xuống mặt đất nên phải xuyên qua bầu khí quyển dầy hơn bình thường. Trên đường đi đến trái đất, các tia sáng màu vàng, xanh thẫm, xanh nhạt, chàm, tím hầu như­ đều bị chặn lại, chỉ còn tia sáng màu đỏ và màu da cam chiếu tới mặt đất. Bởi vậy, ta nhìn mặt trời lúc đó có màu đỏ da cam.

      bởi Dương Trang 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nếu để các vật ở ngoài trời nắng ta thấy chúng nóng lên hay lạnh đi? tại sao ?

    tại sao khi ngôi cạnh đống lửa ta thấy bị nóng rát?

    tại sao ánh sáng do con đom đóm hay cây nấm phát ra gọi là ánh sáng lạnh/

      bởi Anh Trần 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
    1. Nếu để các vật ở ngoài trời nắng ta thấy chúng nóng lên. Vì ánh sáng do mặt trời tỏa xuống có nhiệt nên ta thấy nó nóng
    2. Xét về lửa: Đó là sự chuyển hóa năng lượng sang nhiệt năng mà cụ thể là: Lửa cháy oxy. nguyên liệu (củi...) có rất nhiều chất để tạo thành và được gọi chung là năng lượng. Khi bị đốt cháy thì nội năng của nguồn năng lượng sinh ra nhiệt năng nên nóng. Từ đó lửa có nhiệt mà có nhiệt thì ngồi gần xẽ nóng và rát
    3. Tại vì những ánh sáng này ko tỏa nhiệt nên gọi là ánh sáng lạnh
      bởi nguyen huy bang 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao nước biển đựng trong một cái cốc lại không có màu xanh, nhưng quan sát nước trên mặt biển thì thấy nước biển có màu xanh, nơi nào biển càng sâu thì nhìn thấy nước biển càng xanh thẫm?

      bởi Mai Trang 23/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vào lúc nắng to, nhìn vào các vật bằng kim loại có bề mặt nhẵn báng đặt ngoài nắng thì ta thấy chói mắt, còn nhìn vào các vật như gỗ, giấy thì ta không thấy chói mắt? giải thích tại sao?

      bởi Lê Nhật Minh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • do hiện tượng phản quang

      bởi Nguyễn Thương 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vật sáng AB cao 6cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, qua thấu kính cho ảnh cùng chiều cao 2cm và cách vật 20cm. tính tiêu cự thấu kính

      bởi Anh Trần 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Do ảnh cùng chiều với vật ,ảnh bé hơn vật (2cm < 6cm) nên đây là thấu kính phân kỳ.
    *Tóm tắt :AB =6cm ;A'B' =2cm ;AA' =20cm
    *Hình :

    Hỏi đáp Vật lý

    Ta có tam giác ABO đồng dạng với tam giác A'B'O nên:

    \(\frac{OA}{OA'}=\frac{AB}{A'B'}\)

    \(\Rightarrow\frac{OA}{OA'}=\frac{6}{2}=3\)

    mà OA' =OA - AA'

    \(\Rightarrow\frac{OA}{OA-AA'}=3\)

    \(\Rightarrow\frac{OA}{OA-20}=3\)

    \(\Rightarrow OA=30cm\)

    \(\Rightarrow OA'=AO-AA'=10\left(cm\right)\)

    Ta có tam giác OIF đồng dạng với tam giác A'B'F nên:

    \(\frac{OI}{A'B'}=\frac{OF}{A'F}\)

    mà OI = AB ;A'F = OF -OA'

    \(\Rightarrow\frac{AB}{A'B'}=\frac{OF}{OF-OA'}\).\(\Rightarrow3=\frac{OF}{OF-10}\)

    \(\Rightarrow OF=15\left(cm\right)\)

      bởi Lê Hồng Nhung 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 người đi trên 1 thang cuốn của siêu thị.Nếu thang cuốn đứng yên thì người này đi bộ mất 30s,nếu thang cuốn vừa quay và người này vừa đi thì mất 18s.Hỏi nếu người này đứng yên cho thang quay thì mất bao nhiêu thời gian? 

      bởi Đào Lê Hương Quỳnh 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  vận tốc người là v1 và thang là v2 
    thang cuốn đứng yên thì 30v1=s 
    thang cuốn vừa quay và người này vừa đi thì 18(v1+v2)=s 
    =>30v1=18v1+18v2 
    =>v1/v2=3/2 
    người này đứng yên cho thang quay thì v2t=s 
    =>(30v1)/(v2t)=1 
    =>t=45s 

    Chúc bạn học tốt!hihi

      bởi Lê Minh Trang 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào ? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4

      bởi Mai Rừng 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong thí nghiệm ở hình 42.2 SGK, điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên trục chính, đó là đường thẳng chứa tia tới ở giữa 
     

      bởi phạm ngọc minh 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào ? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4

      bởi Bo Bo 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong thí nghiệm ở hình 42.2 SGK, điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên trục chính, đó là đường thẳng chứa tia tới ở giữa 

      bởi Thành Nguyễn 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Quan sát lại thí  nghiệm ở hình 42.2 và cho biết, trong ba tia sáng tới thấu kính, tia nào qua thấu kính truyền thẳng không bị đổi hướng? Tìm cách kiểm tra điều này?

      bởi sap sua 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong ba tia sáng truyền qua thấu kính hội tụ ở hình 42.2, tia sáng ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng.
     

      bởi Nguyễn Thị Hương 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tìm hiểu, so sánh độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính hội tụ dùng trong thí nghiệm

      bởi thuy tien 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thấu kính hội tụ thường được làm bằng vật liệu trong suốt, thủy tinh hoặc nhựa chẳng hạn: Thấu kính hội tụ thường có độ dày phần rìa mỏng hơn so với phần giữa.

      bởi Nguyễn Mai 13/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính đó là thấu kính hội tụ?

      bởi Dương Quá 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một chùm tia sáng song song qua thấu kính, chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hội tụ tại một điểm, thấu kính đó được gọi là thấu kính hội tụ.

      bởi Lặngg Ngườï 18/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người cao 1.65 m  đứng đối diện gương phẳng hình chữ nhật được treo thẳng đứng . mắt người đó cách đỉnh đầu 15 cm 
    a) mép dưới của gương cách mặt đất là bao nhiêu để nhìn thấy chân
    b) mép trên của gương cách mặt đất nhiều nhất bao nhiêu để người đó nhìn thấy hình ảnh của đỉnh đầu
    c) tìm chiều cao tối thiểu của gương để người đó thấy toàn thể ảnh của mình trong gương 

      bởi My Le 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) Để mắt thấy được ảnh của chân thì mép dưới của gương cách mặt đất nhiều nhất là đoạn IK. 

    Xét ΔB'BO có IK là đường trung bình nên: IK= \(\frac{BO}{2}\) =0,75(m)

    b) Để mắt thấy được hình ảnh của đỉnh đầu thì mép trên của gương cách mặt đất ít nhất là đoạn JK.

    Xét ΔO'OA có JH là đường trung bình nên: JH= \(\frac{OA}{2}\) =0,075(m)

    Mặt khác: IJ= JH + HK = JH + OB = 1,575(m)

    c) Chiều cao tối thiểu của gương để thấy được toàn bộ ảnh là IJ.

    Ta có: IJ = JK - IK = 1,575 - 0,75 = 0,825(m)

      bởi Hiền Mai 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì sao khi trộn 2 ánh sáng màu thì ta được 1 màu khác hẳn 2 màu ban đầu?

      bởi hoàng duy 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Theo nguyên tắc pha màu, thì tại một điểm nhận được 2 màu khác nhau sẽ cho một màu khác hẳn với 2 màu ban đầu.

      bởi Nguyễn Thông 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho vật AB cao 1cm, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Vật đặt trên trục chính cách thấu kính 6cm.

    a. Nêu đặc điểm của ảnh ;

    b. Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính ; chiều cao của ảnh.

      bởi Thu Hang 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a) vì là TKHT mà theo đề thì ta có d (tức là OA) < f ,=> ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật

    b)Xét tam giác OAB đồng dạng vs ta, giác OA'B'

    => h/h' = d/d' (AB/A'B'=OA/OA')..........(1)

    xét tam giac F'OI đồng dạng vs tgiac F'A'B'

    => h/h' = f/(f+d') (( OI/A'B' = FO/(FO+FA')))..........(2)

    từ 1 và 2 => d/d' =f/(f+d')

    chia 2 vế cho dd'f => 1/d =1/f + 1/d'

    theo đề có d và f => d'=12

    thế d'=12, d=6, h=1 vào (1)

    =>h'=2

    F' A O A' B' I

      bởi Nguyễn Thị Mỹ Hằng 08/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi nhìn vật ở xa vô cùng thì tiêu cự của mắt sẽ ngắn nhất hay dài nhất

      bởi Quynh Nhu 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi nhìn vật ở xa vô cùng, mắt không phải điều tiết nên tiêu cự của mắt dài nhất.

      bởi Robert Corner 15/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Từ bài toán trên, hãy cho biết ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì có đặc điểm gì giồng nhau, khác nhau. Từ đó hãy nên cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì.

      bởi thuy linh 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Giống nhau: Cùng chiều với vật.

    Khác nhau:

    + Đối với thấu kính hội tụ thì ảnh lớn hơn vật và ở xa thấu kính hơn vật.

    + Đối với thấu kính phân kì thì ảnh nhỏ hơn vật và ở gần thấu kính hơn vật.

    Cách nhận biết nhanh chóng một thấu kính là hội tụ hay phân kì: Đưa thấu kính lại gần dòng chữ trên trang sách. Nếu nhìn qua thấu kính thấy hình ảnh dòng chữ cùng chiều, to hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính hội tụ. Nếu nhìn thấy ảnh dòng chữ cùng chiều, nhỏ hơn so với khi nhìn trực tiếp thì đó là thấu kính phân kì.

      bởi nguyen dinh tung 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1 người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm , điểm cực cận cách mắt 16cm , khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực ko phải điều tiết ) người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu

      bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • có thể chỉ mjk cách lm đc hk

     

      bởi Phương Ngọc 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai gương phẳng G1; G2 ghép sát nhau tạo góc a = 60 độ. Một điểm sáng S đặt trong khoảng hai gương và cách đều hai gương, khoảng cách từ S đến giao tuyến của hai gương là SO = 12 cm.
    a) Vẽ và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng tù S phản xạ lần lượt trên hai gương rồi quay lại S.
    b) Tìm độ dài đường đi của tia sáng nói trên?

      bởi Chai Chai 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • leuleu

      bởi tran thi tu trinh 08/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF