OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính nhiệt lượng mà nước thu vào ?

Người ta thả 1 miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80oC xuống 20oC. Hỏi nước nhận được 1 nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380j/kg.K, của nước là 4200j/kg.K

  bởi Thuy Kim 19/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (35)

  • Đổi : 500g = 0,5kg

    Tóm tắt :

    m1 = 0.5kg ; m2 = 0,5kg

    c1 = 380J/kg.K ; c2 = 4200J/kg.K

    t1 = 80oC ; t2 = ? ; t = 20oC

    Tính t.

    * Giải :

    Nhiệt lượng mà đòng tỏa ra là :

    Q1 = m1.c1.( t1 - t ) = 0,5.380.( 80 - 20 ) = 11400 ( J )

    Nhiệt lượng mà nước thu vào là :

    Q2 = m2.c2.( t - t2 ) = 0,5.4200.( 20 - t2 ) = 42000 - 2100t2

    Vì nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra.

    ⇒ Ta ccó phương trình cân bằng nhiệt : Q1 = Q2

    ⇔ 11400 = 42000 - 2100t2

    ⇔ 30600 = 2100t2

    ⇔ t2 = 14,6oC

    Vậy nước thu vào một nhiệt lượng bằng 11400 J

    và nước nóng lên 20 - 14,6 = 5,4 ( oC ).

      bởi Trần Đình Nhã Thy 19/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a, nhiệt lượng vật thu vào để làm nó nóng lên phụ thuộc vào các yếu tố nào

    b, nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên

    - Càng ..................... Khi khối lượng của vật càng lớn

    - càng.................. Thì độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn

    - phụ thuộc vào...................... Cấu tạo nên vật

      bởi Nguyễn Thủy 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a ) Nhiệt lượng vật thu vào để làm nó nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố :

    - Khối lượng ( m )

    - Độ tăng nhiệt độ ( Δt )

    - Chất cấu tạo nên vật ( c )

    b ) Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên :

    - Càng .......lớn....... Khi khối lượng của vật càng lớn .

    - Càng .......lớn ........Thì độ tăng nhiệt độ càng lớn .

      bởi Dương Thùy 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg. K có nghĩa là gì

      bởi Bo Bo 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • nghĩa là để cho 1kg nước nóng lên 10C thì cần truyền cho nước 1 nhiệt lượng là 4200J

      bởi Tuấn Dũng 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Phải pha bao nhiêu lít nước ở 20 độ C vào 3 lít nước ở 100 độ C để nước pha có nhiệt độ là 40 độ C

      bởi Bin Nguyễn 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(C_1=C_2\)

    \(m_1=3kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_1'=20^oC\)

    \(t_2=40^oC\)

    Tìm: \(m_2=?\)

    Giải:

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(m_1C_1\left(t_1-t_2\right)=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(3\left(100-40\right)=m_2\left(40-20\right)\)

    \(180=20m_2\)

    \(m_2=9\left(kg\right)\)

    Đáp số: \(m_2=9kg\)

      bởi nguyen le duong 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một miếng đồng 1kg ở nhiệt độ 15C vào một cốc chứa 1,5l nước ở 90 ° C. Biết cốc làm bằng sắt nặng 100g .tính nhiệt độ cân bằng của hệ trên

      bởi Nguyễn Sơn Ca 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tra bảng , ta có nhiệt dung riêng của đồng , nước lần lượt là : 380 J/kg.K và 4200J/kg.K

    Gọi nhiệt độ khi cân bằng là : t

    Ta có phương trình cân bằng nhiệt :

    Qtỏa = Qthu

    ⇔ m1C1.( t1- t) = m2C2.( t - t2)

    ⇔ 1,5.4200.(90 - t) = 1.380.( t - 15)

    ⇔ 6300( 90 - t) = 380t - 5700

    ⇔ 567000 - 6300t = 380t - 5700

    ⇔ 6680t = 572700

    ⇔ t = 85,73oC ( đã làm tròn đến số thập phân thứ hai )

    KL....

      bởi Hoàng Tuấn 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng 120g, đang chứa 600g nước ở cừng nhiệt độ 20'C. Thả vào nhiệt lượng kế một thỏi hợp kim thành phần nhôm và thiếc khối lượng 180g, nhiệt độ 100'C. Sau khi cân bằng hệ thống có nhiệt độ 24'C. Tính khối lượng các chất thành phần trong thỏi hợp kim. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước, thiếc là 900J/kg.K, 4200J/kg.K, 460J/kg.k, 230J/kg.K

      bởi thanh duy 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt: tự tóm tắt:

    ________________Bài làm______________________

    Gọi khối lượng nhôm trong hợp kim là m1.

    Áp dụng: \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow\left(100-24\right)\left(x.900+\left(0,18-x\right).230\right)=\left(24-20\right)\left(0,12.900+0,6.4200\right)\)\(\Leftrightarrow x\approx0,15\left(g\right)\)

    => Khối lượng thiếc: 0,18 - 0,15 = 0,03(g)

      bởi nguyễn thị thúy ngân 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ấm nhôm có khối lựơng 500g chứa 5kg nước .Ngươì ta cung cấp cho ấm nước 1 nhiệt lựơng là 750400J thì làm cho nước trong ấm nóng lên nhiệt độ bao nhiêu

      bởi cuc trang 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hình như đề thiếu nha pn

      bởi Đặng Hồng Khải 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2 kg ở 100 độ C vào một cốc nước 20 độ C sau một thời gian thì nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 70 độ C

    a) tính nhiệt lượng nước thu vào

    b) tính khối lượng nước

    c) vẽ đồ thị trao đổi nhiệt tiết quá trình diễn ra trong 2 phút

    Em đang cần gấp Ai Làm ơn trả lời dùm em đặc biệt là câu (c) Em cảm ơn nhiều

      bởi Lan Anh 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tóm tắt

    m1=0,2 kg

    t1=100oC

    c1=880 J/kg.K

    t2=20oC

    c=4200 J/kg.K

    t=70oC

    Q2=???

    m2=???

    Giải

    a) Nhiệt lượng nhôm tỏa ra là

    Q1= m1.c1.(t1-t)

    <=>Q1=0,2.880.(100-70)

    <=> Q1=5280 J

    Do Qthu=Q tỏa

    => Q2=Q1=5280 J

    b) khối lượng nước là

    Q2=m2.c2.( t-12)

    <=> 5280= m2.4200.(70-20)

    <=> m2=\(\dfrac{5280}{4200.50}=0,025\) (kg)

      bởi Hoàng Minh 02/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 độ C vào 2l nước, nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 30độ C
    a) Tính nhiệt lượng tỏa ra
    b) Tính nhiệt độ ban đầu của nước

      bởi Duy Quang 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(m_1=600g=0,6kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=2kg\)

    \(t_2=30^oC\)

    \(C_1=380J\)/kg.K

    \(C_2=4200J\)/kg.K

    Tìm: a) \(Q_1=?\)

    b) \(t_1'=?\)

    Giải:

    a) Nhiệt lượng tỏa ra của đồng:

    \(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)

    \(Q_1=0,6.380\left(100-30\right)\)

    \(Q_1=15960\left(J\right)\)

    b) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(15960=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(15960=2.4200.\left(30-t_1'\right)\)

    \(15960=252000-8400t_1'\)

    \(t_1'=28,1\left(^oC\right)\)

    Đáp số: a) \(Q_1=15960J\)

    b) \(t_1'=28,1^oC\)

      bởi Thiên Cốt 06/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để xác định nhiệt dung riêng của một kim loại, người ta bỏ vào một lượng kế chứa 500g nước ở nhiệt độ 13oC một miếng kim loại có khối lượng 400 g được nung nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt là 20oC. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy nhiệt dung riêng của nước 4190J/kg.K

      bởi Nguyễn Hạ Lan 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm Tắt:

    Nước:m1=500g=0,5kg t1=130C

    Nhiệt lượng kế: m2=400g=0,4kg t2=1000C c2=4190J/kgK

    t=200C c1=?

    Giải:

    Nhiệt lượng mà nước tỏa ra đển giảm nhiệt độ từ 1000C->200C là:

    Q1=m1c1(t1-t)=0,4xc1(100-20)=32c1(J)

    Nhiệt lượng làm nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 130C đến 200C là:

    Q2=m2c2(t-t2)=0,5x4190(20-13)=14665(J)

    Theo PTCBN:

    => Q1=Q2

    +>32c1=14655=>c1=458 J/kgK

    Vậy...

      bởi NGUYEN DUC HUY 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả 1 quả cầu nhôm có khối lượng 500g ở nhiệt độ 100 độ C và 2kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30 độ C(Bỏ qua sự mất nhiệt với môi trường bên ngoài).Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K
    a) Tính nhiệt lượng tỏa ra
    b) Tính nhiệt lượng thu vào
    c) Tính độ tăng nhiệt độ của nước
    d) Tính nhiệt độ ban đầu của nước
    (Nhớ ghi cho biết) Thanks!!

      bởi Lê Tấn Thanh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(m_1=500g=0,5kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=2kg\)

    \(t_2=30^oC\)

    \(C_1=880J\)/kg.K

    \(C_2=4200J\)/kg.K

    Tìm: a) \(Q_1=?\)

    b) \(Q_2=?\)

    c) \(t'=?\)

    d) \(t_1'=?\)

    Giải:

    a) Nhiệt lượng tỏa ra của quả cầu nhôm:

    \(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)

    \(Q_1=0,5.880\left(100-30\right)\)

    \(Q_1=30800\left(J\right)\)

    b) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có: \(Q_2=Q_1=30800\left(J\right)\)

    c) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    \(30800=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(30800=2.4200\left(30-t_1'\right)\)

    \(30800=252000-8400t_1'\)

    \(t_1'=\)26,33\(\left(^oC\right)\)

    Độ tăng nhiệt độ của nước:

    \(t'=t_2-t_1'=30-26,33=3,67\left(^oC\right)\)

    d) Như trên, ta có:

    \(t_1'=26,33\left(^oC\right)\)

    Đáp số: a) \(Q_1=30800J\)

    b) \(Q_2=30800J\)

    c) \(t'=3,67^oC\)

    d)\(t_1'=26,33^oC\)

    Chúc bạn may mắn....thanghoaok

      bởi Tống Khánh Linh 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1=100g chứa 1 lượng nước có khối lượng m2=400g ở cùng nhiệt độ t1=10°c .Người ta thả vào đó 1 thỏi hợp kim nhôm và thiếc có khối lượng m=200g đã được nung nóng tới 120°C.Khi có cân bằng nhiệt ; nhiệt độ là t=14°C.Tính khối lượng của nhôm và thiếc có trong thỏi hợp kim.Biết nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế; của nước;của nhôm; của thiếc lần lượt là:

    C1=900J/kg.K

    C2=4200J/kg.K

    C3= 900J/Kg.K

    C4=230J/kg.K

      bởi Nguyễn Thị Thanh 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1 = 100g = 0,1kg

    m2 = 400g = 0,4kg

    m = 200g = 0,2kg

    to1m1 = 10oC

    to1thiếc + nhôm = 120oC

    to2 = 14oC

    cm1 = 900J/Kg.K

    cnước = 4200J/Kg.K

    cnhôm = 880J/Kg.K

    cthiếc = 230J/Kg.K

    mnhôm = x?

    mthiếc = 0,2 - x?

    Bài làm:

    Qtỏa = Qthu

    ⇔mnhôm.cnhôm.Δtnhôm + mthiếc.cthiếc.Δtthiếc = m1.c1.Δt1 + mnước.cnước.Δtnước

    ⇔x.880.(120 - 14) + (0,2 - x).230.(120 - 14) = 0,1.900.(14 - 10) + 0,4.4200.(14 - 10)

    ⇔105600x - 12320x + 4876 - 24380x = 360 + 6720

    ⇔68900x = 2204

    ⇔x = \(\dfrac{551}{17225}\)kg.

    ⇔mnhôm = \(\dfrac{551}{17225}\)kg.

    ⇒mthiếc = 0,2 - \(\dfrac{551}{17225}\) = \(\dfrac{2894}{17225}\)kg.

    #Netflix

      bởi Nguyễn Minh Thái 22/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 0,2kg được đun nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 25oC . Sau môt thởi gian , nhiệt độ của nước sau khi cân bằng là 30oC . Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K và 4200J/kg.K.( Coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau )/

    a, Tính nhiệt độ của quả cầu đồng sau khi cân bằng ?

    b, Tính nhiệt lượng của quả cầu đồng tỏa ra ?

    c, Tính khối lượng của nước có trong cốc ?

      bởi Van Tho 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho biết:

    \(m_1=0,2kg\)

    \(t_1=100^oC\)

    \(t_1'=25^oC\)

    \(t_2=30^oC\)

    \(C_1=380J\)/kg.K

    \(C_2=4200J\)/kg.K

    Tìm:a) \(t_2=?\)

    b) \(Q_1=?\)

    c) \(m_2=?\)

    Giải:

    a) Sau khi thả quả cầu bằng đồng ở \(100^oC\)vào nước ở \(25^oC\) thì nhiệt độ cuối cùng của hệ là \(30^oC\) và đó cũng là nhiệt độ của quả cầu sau khi cân bằng.

    b) Nhiệt lượng của quả cầu đồng tỏa ra:

    \(Q_1=m_1C_1\left(t_1-t_2\right)\)

    \(Q_1=0,2.380\left(100-30\right)\)

    \(Q_1=5320\left(J\right)\)

    c) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

    \(Q_1=Q_2\)

    Hay: \(5320=m_2C_2\left(t_2-t_1'\right)\)

    \(5320=m_2.4200\left(30-25\right)\)

    \(5320=21000m_2\)

    \(m_2=0,253\left(kg\right)\)

    Đáp số: a) \(t_2=30^oC\)

    b) \(Q_1=5320J\)

    c) \(m_2=0,253kg\)

      bởi England Hoàng 28/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 g vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống 200C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ ?

      bởi Anh Nguyễn 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm Tắt :

    m1 = 0,5 kg

    C1 = 380 J/kg.K

    m2 = 500g = 0,5 kg

    C2 = 4200 J/kg.K

    t1 = 80oC

    t2 = 20oC

    \(\Delta\)to2 = ?

    Q2 = ?

    GIẢI .

    Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra là :

    Q1 = m1 . C1 . \(\Delta\)to1 = 0,5 . 380 . ( 80 - 20 ) = 11400 ( J )

    Nhiệt lượng tỏa ra của đồng bằng nhiệt lượng thu vào của nước :

    Q1 = Q2 = 11400 J

    Độ tăng nhiệt độ của nước là :

    Q2 = m2 . C2 . \(\Delta\)to2 \(\Rightarrow\) \(\Delta\)to2 = \(\dfrac{Q_2}{m_2.C_2}=\dfrac{11400}{0,5.4200}\approx5,43^oC\)

    VẬY ........

      bởi Đinh Hương Ly 06/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một ống nghiệm hình trụ đựng nước đá đến độ cao h1=40cm. Một ống nghiệm khác có cùng tiết diện đựng nước ở nhiệt độ t1=4độC đến đọ cao h2=10cm. Người ta rót hết nước ở ống nghiệm thứ 2 vào ống nghiệm thứ nhất. Khi có cân bằng nhiệt, mực nước trong ống nghiệm dâng cao thêm Đenta h1=0,2cm so với lúc vừa rót xong. Tính nhiệt độ ban đầu của nước đá. Biết nhiệt dung riêng của nước và nước đá lần lượt là c1=4200J/kg.k, c2=2100J/kg.k, Lamda= 3,4.10mu5, khối lượng riêng của nước và đá lần lượt là D1=1200kg/m khối, D2=900kg/m khối. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường.

    Giúp mình với mình đang cần gấp.

    Đáp án là -10,73 nhưng mình ko biết cách trình bày.Nhớ giải chi tiết giùm mình nha.

      bởi Lê Viết Khánh 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Mực nước dâng cao thêm 2cm => chứng tỏ có 1 phần nước bị đông đặc

    gọi x là chiều cao phần nước bị đông đặc ta có tcb=0 độ C

    m=D1.S.x=D2.S.(x+ΔhΔh)=>x=6.10-3m ( ten làm theo Dn=1200kg/m3 chứ thực tế thì Dn=1000kg/m3 nhé )

    ptcnb

    Q tỏa = QThu

    => Q1+Q2=Q3=> D1.S.c1.h2 .(4-0)+⋏.S.D1.x⋏.S.D1.x=c2.S.h1.D2.(0-t2)

    =>1200.4200.0,1.4+⋏.1200.6.10−3=2100.0,4.900.(0−t2)=>t2=−12421⋏.1200.6.10−3=2100.0,4.900.(0−t2)=>t2=\(\dfrac{-124}{21}\)

    Vậy nhiệt độ ban đầu của nước đá là \(\dfrac{-124}{21}\) độ C

    Đáp án =-10,73 là với Dn=1000 kg/m3 ý chứ với Dn=1200 thì chắc k ai làm ra =-10,73 đâu hihih !

      bởi nguyễn đức tuấn anh 13/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta đổ một lượng nước sôi vào một thùng đã chưa nước ở nhiệt độ của phòng 250C thì thấy khi cân bằng. Nhiệt độ của nước trong thùng là 700C. Nếu chỉ đổ lượng nước sôi trên vào thùng này nhưng ban đầu không chứa gì thì nhiệt độ của nước khi cân bằng là bao nhiêu? Biết rằng lượng nước sôi gấp 2 lần lượng nước nguội.

      bởi na na 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • lúc đổ có nước nguội:

    ta có phương trình cân bằng nhiệt:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow2mC\left(100-70\right)=mC\left(70-25\right)+m'C'\left(70-25\right)\)

    \(\Leftrightarrow60mC=45mC+45m'C'\)

    \(\Rightarrow mC=3m'C'\)

    khi đổ vào mà không có nước nguội:

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Leftrightarrow2mC\left(100-t\right)=m'C'\left(t-25\right)\)

    \(\Leftrightarrow6m'C'\left(100-t\right)=m'C'\left(t-25\right)\)

    \(\Leftrightarrow6\left(100-t\right)=t-25\Rightarrow t=\dfrac{625}{7}^0C\)

      bởi Trần Hoàng 21/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các bn nói rõ cho mình thế nào là: Đối lưu và Bức xạ nhiệt vậy

      bởi Cam Ngan 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

    -Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra ở cả trong chân không.

      bởi Nguyễn Mến 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một quả cầu nhôm ở nhiệt độ 100 độ C thả vào cốc nước nước có khối lượng 5,47 kilôgam ở 20 độ c nhiệt độ khi cân bằng là 25 độ c Tính khối lượng của quả cầu có sữa chua nhiều cuộc sống và môi trường xung quanh

      bởi Hương Lan 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt :

    \(t_1=100^oC\)

    \(m_2=5,47kg\)

    \(t_2=20^oC\)

    \(t=25^oC\)

    \(c_1=880J/kg.K\)

    \(c_2=4200J/kg.K\)

    \(m_1=?\)

    GIẢI :

    Nhiệt lượng do quả cầu nhôm tỏa ra khi nhiệt độ giảm từ 100oC xuống 25oC là :

    \(Q_{tỏa}=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_1.880.\left(100-25\right)\)

    Nhiệt lượng của nước thu vào khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 25oC là :

    \(Q_{thu}=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)=5,47.4200.\left(25-20\right)=114870\left(J\right)\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có :

    \(Q_{tỏa}=Q_{thu}\)

    \(\Rightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\)

    \(\Rightarrow m_1.880.\left(100-25\right)=114870\)

    \(\Rightarrow m_1=\dfrac{114870}{880.\left(100-25\right)}=\dfrac{114870}{66000}\approx1,74kg\)

    Vậy khối lượng của quả cầu là 1,74kg.

      bởi Nguyễn Minh Thái 06/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF