OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính áp suất của vật có khối lượng m = 4,2kg tác dụng vào mặt bàn ?

Một vật có khối lượng m = 4,2kg đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích mặt tiếp xúc của vật với mặt bàn là S = 14cm2. Tính áp suất tác dụng lên mặt bàn .

  bởi Lan Anh 24/01/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (33)

  • tóm tắt

    m= 4,2 kg

    S= 14cm2=1,4*10-3m2

    p= ?Pa

    giải:

    áp lực của vật tác dụng vào mặt bàn là:

    F=P=10m=10*4,2=42(N)

    áp suất của vật tác dụng vào mặt bàn là:

    p=F/S

    hay p=42/(1,4*10-3)=30000(Pa)

      bởi Khánh Bảo 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Một vật được treo vào lực kế , nếu chúng chìm vật trong nước thì lực kế chỉ 9N , nhúng chìm vật trong dầu thì lực kế chỉ 10N.

    Tìm thể tích và khối lượng của nó

      bởi Lê Tấn Thanh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi \(F_n;F_d\) là chỉ số lực kế khi nhúng chìm vật trong nước và trong dầu

    Ta có:

    Trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong nước và dầu :

    \(P=F_n+F_{An}=F_n+d_n.V_v=9+10000.V_v\left(1\right)\)

    \(P=F_d+F_{Ad}=F_d+d_d.V_v=10+8000.V_v\left(2\right)\)

    Từ (1) và (2) ta có : 9+10000.V_v=10+8000.V_v

    <=> 2000.V_v=1

    => \(V_v=5.10^{-4}m^3=0,5dm^3\)

    Khối lượng của vật là :

    \(m=\frac{P}{10}=\frac{9+10000.5.10^{-4}}{10}=1,4\left(kg\right)\)

    Khánh của tui học tốt nha !!!hehehehehehe

      bởi Thu Lan Phạm 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Thả một vật rắn không thấm nước vào nước thì 3/5 thể tích của nó bị chìm .Hỏi khi thả vào dầu thì bao nhiêu phần của vật bị chìm

      bởi Nguyễn Thị Thanh 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi thả vật vào nước :

    \(P=F_{An}\)\(=d_n.V_0=\frac{3}{5}V_1.10D_n\)(1)

    Khi thả vào dầu :

    \(P=F_{Ad}=10.D_d.V\left(2\right)\)

    từ (1) và (2) có :

    \(V=\frac{3.10.D_n}{5.10.D_d}V_v=\frac{3}{4}V_v\)

    Học tốt nhá khánh yêu !!!

    Quỷ xứ hà!!!

      bởi Đức Nguyễn 25/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1) Một quả cầu sắt rỗng nổi trong nước .Tìm thể tích phần rỗng biết khối lượng của quả cầu là 500g.

    KLR của sắt là : 7,8g/cm^3 và nước ngập 2/3 thể tích của quả cầu.

      bởi Nguyễn Anh Hưng 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Gọi V1 là thể tích bên ngoài của quả cầu

    V2 : Thể tích phần rỗng bên trong

    => Thể tích phần đặc bằng sắt là :

    V=V1-V2=\(\Leftrightarrow\frac{m}{D}=V_1-V_2\Rightarrow V_1=\frac{m}{D}+V_2\left(1\right)\)

    Quả cầu nổi trong nước , Ta có :

    \(P=F_a\)

    \(\Leftrightarrow10.m=10.D_0.\frac{2}{3}V_1\\ \Rightarrow m=D_0.\frac{2}{3}y_1\left(2\right)\)

    Từ (1) và (2) suy ra :

    \(V_2=\left(\frac{3}{2D}-\frac{1}{D}\right).m=658,9\left(cm^3\right)\)

    Chúc chị học totots!!!

      bởi Ngọc Minh 27/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật có thể tích 50dm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật là bao nhiêu? (Cho biết khối lượng riêng của nước là 1000kg / m3)

      bởi Quynh Nhu 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 50dm3=0.05m3

    FA=d.V=0.05.10000=50(N)

    #dnước=10000kg/m3 chứ không phải là 1000 nha bạn ^ ^

      bởi Lục Mộc Hy 29/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai bờ sông A và B cách nhau 200m. Một người bơi từ A sang B thì bị trôi đến C cách B 50m. Biết vận tốc nước là 0,25m/s.

    a, Thời gian bơi qua sông?

    b, vận tốc nười bơi đối với nước và với bờ sông?

      bởi Lê Nhật Minh 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giúp mik

      bởi Trần Thị Gia Phúc 01/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài tập Tất cảhihi Mọi người giúp mình nha,tuy hơi nhiều nhưng mỗi bạn 1 bài cũng được luôn aj^^ Thank you <3

    -Câu 1: 1 quả cầu đặc có thể tích 100 cm\(^3\) có khối lượng 120 g được thả vào nước. Biết nước có khối lượng riêng D\(_0\)=1000 kg/m\(^3\)

    1. Qủa cầu đó nổi hay chìm? Tại sao?

    2. Nối quả cầu đó với 1 quả cầu đặc khác có cùng thể tích 100 cm\(^3\) bằng 1 sợi dây nhẹ k co giãn rồi lại thả vào trong nước thì thấy khi cân bằng thì một nửa quả cầu bên trên ngập trong nước. Tính: khối lượng riêng của chất làm các quả cầu và lực căng của sợi dây

    -Câu 2: Lúc 6h sáng tại 2 địa điểm A và B cùng trên 1 đường thẳng cách nhau 60 km,2 ô tô cùng khởi hành chạy cùng chiều theo hướng từ A đến B. Xe đi từ A có vận tốc 50 km/h,xe đi từ B có vận tốc 30 km/h

    a)Xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau

    b)Xác định thời điểm và vị trí 2 xe cách nhau 20 km

    -Câu 3: 2 gương phẳng G\(_1\) và G\(_2\) hợp với nhau 1 góc bằng 30\(^0\) mặt phản xạ quay vào nhau. Một tia sáng xuất phát từ điểm sáng S nằm bên trong góc tạo bởi 2 gương đến gặp mặt phản xạ gương G\(_1\) tại điểm I sau đó phản xạ đến gặp mặt phản xạ gương G\(_2\) tại điểm I' và cho tia phản xạ I'R

    a)Tính góc lệch giữa tia tới SI và tia phản xạ I'R

    b)Phải quay gương G\(_2\) quanh trục qua I và song song với giao tuyến của 2 gương một góc nhỏ nhất là bao nhiêu theo chiều nào để:

    +Tia tới SI song song và cùng chiều với tia phản xạ I'R

    +Tia tới SI vuông góc với tia phản xạ I'R

      bởi Co Nan 03/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • -Câu 2: Lúc 6h sáng tại 2 địa điểm A và B cùng trên 1 đường thẳng cách nhau 60 km,2 ô tô cùng khởi hành chạy cùng chiều theo hướng từ A đến B. Xe đi từ A có vận tốc 50 km/h,xe đi từ B có vận tốc 30 km/h

    a)Xác định thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau

    b)Xác định thời điểm và vị trí 2 xe cách nhau 20 km

    Giải

    a) ( Mình giải theo kiểu phương trình của kỳ 2 nha)

    * Gọi quãng đường từ khi xe 1 xuất phát đến khi gặp xe 2 là x (km)

    \(\ \Rightarrow\) Quãng đường từ khi xe 2 đi đến khi 2 xe gặp nhau là x-60 (km)

    Ta có bởi thời gian của 2 xe xuất phát cùng nhau => t1= t2 =t

    mà ta có công thức t=\(\frac{S}{v}\)

    Vậy ta có phương trình: t=\(\frac{x}{50}\)=\(\frac{x-60}{30}\)

    Giải phương trình ta có

    \(\Rightarrow\) 30x=50(x-60)

    => 30x=50x-3000

    =>3000=50x-30x (chuyển vế)

    =>3000=20x

    150=x (km)

    => 2 xe gặp nhau sau khi xe 1 xuất phát 150(km)=> t=\(\frac{S}{v}\)=\(\frac{150}{50}\)=3(h)

    b) Có v1-v2 =50-30=20(km/h) ; S1-S2= 20(km)

    => t=\(\frac{S_1-S_2}{v_1-v_2}\)=\(\frac{20}{20}\)=1 (h)

    Vậy sau khi gặp nhau 1 h thì 2 xe cách nhau 20km

      bởi Trần Hoàng Đương 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hai người đi xe máy cùng khởi hành từ A đi về B. Người thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc 40 km/h và nửa quãng đường sau với vận tốc 60 km/h. Người thứ 2 đi với vận tốc 40 km/h trong nửa thời gian đầu,với vận tốc 60 km/h trong nửa thời gian còn lại. Hỏi ai tới đích B trước?

      bởi Nguyễn Hoài Thương 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • B tới trước

      bởi Phạm Hông 07/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì sao lưỡi kéo hay lưỡi dao được mài mỏng

     

      bởi Nguyễn Thị An 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • p = f/s f và s tỷ lệ thuận nên s nhỏ thì chỉ cần f nhỏ là xắt dc thịt,rau,....

    vậy nên dùng dao sắc là ng khôn ngoan vì tốn ít lực

     

      bởi Linh Hoàng Nguyễn 11/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • bucminhThả 2 hòn bi sắt giống hêt nhau, 1 vào nước và 1 vào thuỷ ngân. Hòn bi nào nổi hòn nào chìm?tại sao?

     

      bởi Thùy Trang 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • + hòn bi thả vào nuoc đá sẽ chìm vì mnuoc= 1000kg/m3 < msat = 7800kg/m3

    + ........................thủy ngân sẽ nổi vì mtn= 13400kg/m3 > msat

      bởi Lại Thị Thùy Hương 16/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. So sánh lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Cho biết trọng lượng riêng của nước là dnước = 10000N/m3; trọng lượng riêng của rượu là drượu = 7900N/m3

      bởi hà trang 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2dm3=0.002m3

    Lực đẩy Ashimet khi miếng sắt bị nhúng trong rượu là:

    FA= d.V=7900.0,002=15,8(N)

    Lực đẩy Ashimet khi miếng sắt bị nhúng chìm trong nước là:

    FA=d.V=10000.0,002=20(N)

    Vậy FA nước>FA rượu

      bởi Phạm Tuyết Trinh 21/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi một vật ngập một phần rồi ngập hẳn trong chất lỏng thì áp suất và lực đẩy Ác-si-mét lên vật thay đổi như thế nào? giải thích

      bởi Ban Mai 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  

    Khi một vật ngập một phần rồi ngập hẳn thì lực không thay đổi còn lực \(F_A\) phụ thuộc vào phần bị ngập của vật nếu vật chìm 1/4 vật thì lực đẩy Ác si mét sẽ bằng \(dv=\frac{1}{4}v\)

      bởi Nguyễn Hiệp 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • : Một khối kim loại có trọng lượng 12N,khi nhúng vào nước thì trọng lượng chỉ còn 8,4N.

    a) Tính lực đẩy Ac si mét của nước tác dụng lên khối kim loại?

    b) Tính thể tích của khối kim loại.Biết TLR của nước là 10000N/m3

      bởi ngọc trang 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:
    P=12N
    P'=8,4N
    a. Fa=?
    b. Vkl=?. do=10000N/m3
    Bg: a. Fa= P-P'= 12-8,4= 3,6 (N)
    b. Fa=do.Vkl ( Vì nhúng ngập khối kim loại nên thể tích nước bị khối kim loại bằng chính thể tích khối kim loại)
    Suy ra :Vkl=Fa/do= 3,6/100000=3,6.10-4 (m3)
    Vậy.....

      bởi Phạm Vy 04/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1)2 xe o to co khoi luong khac nhau , xe thu nhat co khoi luong 5 tan , xe thu hai co khoi luong hai tan cung chuyen dong thang deu.

    a)Cac luc tac dung len moi xe co dac diem gi giong nhau

    b)Gia su v1=v2 thi khi gap vat can xe nao co the dung nhanh hon,vi sao

    2)keo mot chiec hop go tren ban thong qua luc ke ,ket qua cho thay:

    a)khi luc ke chi 10N hop go van dung yen

    b)khi luc ke chi 18N hop go chuyen dong thang deu

    hay phan tich cac luc tac dung len hop go va bieu dien cac luc do

    3)o chan nui , ap ke chi 76cmHg

    o dinh nui ,ap ke chi 72cmHg

    tinh chieu cao cua ngon nui biet trong luong rieng cua khong khi trong khoang tu chan nui den dinh nui la 13N/m3

    khocroico giup toi voi nhe!!!!!!!!!

      bởi Lê Chí Thiện 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1)

    a.Các lực tác dụng lên xe có đặc điểm giống nhau:

    + Cùng có 4 lực tác dụng lên 2 xe( trọng lực, lực ma sát, lực nâng của mặt đường, lực kéo của đầu xe)

    +Vì 2 xe cùng chuyển động thẳng đều nên ta có cặp lực cân bằng (Fk=Fms)

    b. Khi v1=v2 thì khi gặp vật cản thì xe thứ 2 dừng lại nhanh hơn vì mỗi xe đều có quán tính nên không thể thay đổi vận tốc đột ngột, vật nào có khối lượng càng lớn thì ma sát càng lớn

    2. Phân tích các lực:

    a. Khi đó có 4 lực tác dụng(như câu 1) mà do (Fms>Fk) nên vật ko chuyển động

    b.Khi đó có 4 lực tác dụng(như câu 1) mà do (Fms< hoặc = Fk ) nên vật chuyển động thẳng đều

    3. Giải

    Áp suất chênh lệch giữa chân núi và đỉnh núi là

    pcl= pcn-pdn= 76-72=4 (cmHg)

    mà ta có 4cmHg=532 N/m2 (cái này bạn tìm trên google nha)

    Chiều cao của ngọn núi

    p= d.h

    => h=\(\frac{p}{d}\)=\(\frac{532}{13}\)= xấp xỉ 40,9m

      bởi Madridista Ten 11/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v1 = 5m/s, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc v2 = 3m/s.
    a. Sau bao lâu vật đến B?

    b. Tính vận tốc TB trên quãng đường AB

      bởi Thuy Kim 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bg:a.t1=s/2:v1=360:2:5=36 (s)
    t2=s2/v2=s/2:v2=360:2:3=60(s)
    b. vtb=s1+s2/t1+t2= s/t1+t2=360/36+60=3,75(m/s)

      bởi Marcus Aurelien 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Treo 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài ko khí thì lực kế chỉ giá trị P\(_1\)=5N. Khi nhúng vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P\(_2\)=3N

    a) Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng vào vật

    b) Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết d\(_N\) = 10000N/m\(^3\)

      bởi Trần Phương Khanh 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a.

    Lực đẩy Ac-si-met tác dụng vào vật là:

    \(F_A=P_1-P_2=5-3=2\left(N\right)\)

    b.

    Thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ là:

    \(F_A=d\times V_c\Rightarrow V_c=\frac{F_A}{d}=\frac{2}{10000}=0,0002\) (m3)

      bởi Phạm Cao Viên 25/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thể tích của miếng sắt là 2dm\(^3\) . Tính lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm hoàn toàn miếng sắt vào trong nước, cho d\(_n\)=10000N/m\(^3\)

      bởi Lê Chí Thiện 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước là:
    FA=d.V=10000.0,002=20NFA=d.V=10000.0,002=20N

    Vậy lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm hoàn toàn trong nước là 20N

      bởi Nguyễn thảo 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF