OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thời gian máy thực hiện công việc bằng bao nhiêu?

để kéo một vật có trọng lượng 720N lên cao 5m người ta dùng một máy có công suất 1440W . thời gian máy thực hiện công việc trên bằng bao nhiêu?

  bởi trang lan 20/01/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (37)

  • Tóm tắt:

    P= 720N

    h= 5m

    P= 1440W

    Công của máy thực hiện được:

    A= P*h= 720*5= 3600(J)

    Thời gian của máy thực hiện là:

    t= \(\dfrac{A}{P}\)=\(\dfrac{3600}{1440}\)= 2,5(h)

      bởi QUỳnh Anh 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tại sao khi ướp cá , tôm người ta thường đổ đá lên trên?

    giúp mình với

      bởi Choco Choco 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bạn có lẽ cũng biết khi đun nước, ta nhóm lửa ở phía dưới xoong rồi chứ- để nước nóng sẽ di chuyển lên trên và nước lạnh thì bị đẩy xuống
    Tương tự, khi ướp đá lên bề mặt cá thì sẽ lạnh từ trên xuống sẽ lạnh toàn bộ cá cần ướp, còn nếu bỏ đá vào phía dưới thì chỉ lạnh phần dưới thôi còn phía trên vẫn như nhiệt độ bình thường!

      bởi Phương Nam 21/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Thả quả bóng từ trên cao xuống đất. Khi quả bóng đang rơi, động năng và thế năng của quả bóng chuyển hóa như thế nào? Ở vị trí nào quả bóng có thế năng nhỏ nhất?

    2. Hãy nêu tác hại và biện pháp khắc phục hoặc hạn chế sự cố tràn dầu trên biển?

      bởi Nguyễn Thủy 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong thời gian quả bóng rơi, độ cao của quả bóng giảm dần, vận tốc của quả bóng tăng dần do đó thế năng giảm, động năng tăng. Đến khi quả bóng vừa chạm đất thì động năng của quả bóng cực đại, thế năng bằng 0, toàn bộ thế năng của quả bóng lúc vừa ném lên chuyển hóa thành động năng của quả bóng khi rơi xuống

    mình nghĩ vậyhaha

      bởi đào lệ thu thu 22/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • THKII: Đề 1:

    1.Nhiệt lượng thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    2. Tại sao quả bóng bay được bơm căng và buộc thật chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

    3. Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với vận tốc 9kmhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.h. Công suất của ngựa khi đó là 750W. Tính lực kéo của ngựa.

    4. Người ta thả một quà cầu đồng có nhiệt độ 500'C vào một bình chứa 2000g nước ở 20'C. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của chúng là 60'C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K và nhiệt dung riêng của đồng là 380Jhttps:https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.hoc247.nethttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.imagehttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.faqhttps://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.data2https://hoc247.net/image/faq/data2/216985_.563596_.kg.K. Hãy tính:

    a) Nhiệt lượng của nước thu vào ?

    b) Khối lượng của quả cầu đồng?

      bởi Mai Hoa 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • * v = 9km/h = 2,5m/s ; P = 250W.

    Từ công thức tính công suất:

    \(P=\dfrac{A}{t}\\ \Rightarrow P=\dfrac{F.s}{t}=\dfrac{F.v.t}{t}\\ \Rightarrow P=F.v\)

    Lực kéo con ngựa tác dụng lên cái xe là:

    \(F=\dfrac{P}{v}=\dfrac{750}{2,5}=300\left(N\right)\)

    * t1 = 500oC ; m2 = 2000g = 2kg ; t2 = 20oC ; t = 60oC

    a) Nhiệt lượng nước thu vào là:

    \(Q_2=m_2.c_n.\left(t-t_2\right)=2.4200.\left(60-20\right)=336000\left(J\right)\)

    b) Nhiệt lượng quả cầu đồng tỏa ra là:

    \(Q_1=m_1.c_đ\left(t_1-t\right)=m_1.380.\left(500-60\right)=167200m_1\)

    Theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng quả cầu đồng tỏa ra.

    \(Q_1=Q_2\\ \Rightarrow167200m_1=336000\\ \Rightarrow m_1\approx2,01\left(kg\right)\)

    Vậy khối lượng quả cầu là 2,01kg.

      bởi Đoàn Mỹ Ánh 24/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả một cục sắt có khối lượng m1 = 0,8 k,g ở nhiệt độ t1 =1200C vào một xô nước chứa m2 = 4 kg nước ở t2 = 250C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã cân bằng nhiệt. Cho nhiệt chung riêng của sắt C1 = 460J/kg.K, của nước là C2 = 4200J/kg.K

    ( giúp mk...)

      bởi Bo bo 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • gọi t là nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. ta có

    Nhiệt lượng thu vào của nước từ 25oC đến toC là : Q = m.c.( t - 25 ) = 4.4200.( t - 25 )

    = 16800t - 420000

    Nhiệt lượng tỏa ra của cục sắt từ 120oC đến toC là : Q' = m'.c'.( 120 - t )= 0,8.460.( 120 - t)

    = 44160 - 368t

    Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt. ta có : Q = Q'

    => 16800t - 420000 = 44160 - 368t

    => 17168t = 464160

    => t = 27oC

      bởi Hoàng Nhi Nhi 26/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1

    a) Khi nói 'Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.' là đúng hay sai? Vì sao?

    b)Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi ta có cảm giác tay bị nóng lên? tại sao?

    Câu 2: Hãy giải thích tại sao mặc dù buộc thật chặt quả bong bóng cao su đã được thổi căng tròn, nhưng sau vài giờ bong bóng lại xẹp?

    Câu 3: Có người nói rằng:"một vật có thể không có cơ năng nhưng luôn có nhiệt."Theo em câu đó có đúng không?Giải thích và cho ví dụ chứng tỏ lập luaznj của mình?

    Giải hộ mình nha

      bởi thanh hằng 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1:a)Đúng,vì những nguyên tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động.

    b)Vì bạc là chất dẫn nhiệt tốt.Nên Nhiệt sẽ được truyền từ bạc rồi truyền đến tay ta.!!!!

    Câu 2:Vì giữa các nguyên tử,phân tử của quả bóng bay lúc nào cũng có khoảng cách và các phân tử khí trong bóng cao su nhỏ hơn khoảng cách giữa các phân tử bóng nên phân tử khí từ từ bay ra ngoài.!!!

    Câu 3:Vật luôn có nhiệt năng vì nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật, mà các phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng nên không ngừng sinh ra nhiệt (dù là không đáng kể).

    -Không phải lúc nào vật cũng có cơ năng vì cơ năng chỉ có khi vật có khả năng sinh công, mà không phải lúc nào vật cũng có khả năng sinh công.

      bởi Quỳnh Như 28/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Một người đi từ A đến B . Đoạn đường AB bao gồm một đoạn lên dốc và một đoạn xuống dốc . Đoạn lên dốc đi vs vận tốc 30km/h , đoạn xuống dốc đi vs vận tốc 50km/h. Thời gian lên dốc bằng \(\dfrac{3}{4}\) thời gian đoạn xuống dốc.

    a) So sánh độ dài 2 đoạn đường lên dốc vs xuống dốc .

    b) Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB.

      bởi Mai Rừng 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • a)\(v_1=\dfrac{30km}{h}\\ v_2=\dfrac{50km}{h}\)

    Gọi thời gian lên dốc là \(t_1=\dfrac{3}{4}t_2\)

    Thời gian xuống dốc là \(t_2\)

    Quãng đường đi lên dốc: \(S_1=v_1.t_1=v_1\cdot\dfrac{3}{4}t_2=30\cdot\dfrac{3}{4}t_2=22,5t_2\)

    Quãng đường đi xuống dốc: \(S_2=v_2.t_2=50t_2\)

    So sánh thấy \(22,5t_2< 50t_2\Rightarrow S_2>S_1\)

    Độ dài đoạn xuống dốc dài hơn và hơn \(\dfrac{S_2}{S_1}=\dfrac{50t_2}{22,5t_2}=\dfrac{20}{9}\)(lần)

    b) Vận tốc trung bình trên cả quãng đường:

    \(v_{tb}=\dfrac{S_1+S_2}{t_1+t_2}=\dfrac{22,5t_2+50t_2}{t_2+\dfrac{3}{4}t_2}=\dfrac{72,5}{\dfrac{7}{4}}\approx41,4\left(\dfrac{km}{h}\right)\)

      bởi Hoàng Thị Anh Thơ 31/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cho 4 chất sau đây: nước, thép, đồng và nước đá. Cách sắp xếp nào đúng theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt

      bởi minh dương 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Đồng > Thép > nước > Nước đá

      bởi NGuyễn Hoàn 04/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Các bạn giải hộ mình bài này với:

    * Người ta thả vào 0,2kg nước ở 20°C một miếng sắt có khối lượng 300g ở nhiệt độ 10°C và một miếng đồng có khối lượng 400g ở 25

      bởi Ngoc Nga 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Cái này có vẻ là kiểu tổng quát.

    Tóm tắt :

    \(m_1=0,2kg\)

    \(t_1=20^oC\)

    \(c_1=4200Jkg.K\)

    \(m_2=300g=0,3kg\)

    \(t_2=10^oC\)

    \(c_2=460Jkg.K\)

    \(m_3=400g=0,4kg\)

    \(t_3=25^oC\)

    \(c_3=380Jkg.K\)

    \(t=?\)

    Giải :

    Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là :

    \(t=\dfrac{m_1c_1t_1+m_2c_2t_2+m_3c_3t_3}{m_1c_1+m_2c_2+m_3c_3}\)

    \(\Leftrightarrow t=\dfrac{0,2\cdot4200\cdot20+0,3\cdot460\cdot10+0,4\cdot380\cdot25}{0,2\cdot4200+0,3\cdot460+0,4\cdot380}\)

    \(\Rightarrow t\approx19,45^oC\)

    Vậy nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 19,45 độ C.

      bởi Ngọc Quân 08/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • giúp mik gấp nhé, thanks trước, cảm ơn nhiều lắm nhé Bài 3:Một người nâng một xô nước có khối lượng của nước là 6kg lên cao 5m mất thời gian 10giây. Biết chất liệu làm xô có khối lượng 500g. Hãy tính: a) Công của người đó thực hiện được khi nâng xô nước lên. b) Công suất của người đó Bài 4: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1,5 lít nước ở 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường). Bài 5: Để đun nóng lượng nước từ 20oC lên 80oC người ta cung cấp cho nước một nhiệt lượng là 378 kJ. Hỏi lượng nước đã đun là bao nhiêu ? (Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K) Bài 6: Cần cung cấp một nhiệt lượng là 630 000 J để đun nóng 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 300C . Tính nhiệt độ lúc sau của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K. Bài 7. Cần cung cấp một nhiệt lượng là 472 500 J để đun sôi 1,5 lít nước.Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K Bài 8. Thả một vật rắn có khối lượng 300g ở 1000C vào 50g nước ở 58,50C làm cho nước nóng tới 600C. a) Tính nhiệt lượng nước thu vào b) Tính nhiệt dung riêng của vật rắn. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bài 9. Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 270C.Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là : c1=880J/kg.K và c2=4200J/kg.K. Tính khối lượng nước trong cốc. Bài 10/ Muốn có 85kg nước ở 350C thì phải đổ bao nhiêu nước ở 150C vào bao nhiêu nước đang sôi?

      bởi Lê Minh 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Bài 3:Một người nâng một xô nước có khối lượng của nước là 6kg lên cao 5m mất thời gian 10giây. Biết chất liệu làm xô có khối lượng 500g. Hãy tính:

    a) Công của người đó thực hiện được khi nâng xô nước lên.

    b) Công suất của người đó

    Bài 4: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1,5 lít nước ở 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường).

    Bài 5: Để đun nóng lượng nước từ 20oC lên 80oC người ta cung cấp cho nước một nhiệt lượng là 378 kJ. Hỏi lượng nước đã đun là bao nhiêu ? (Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K)

    Bài 6: Cần cung cấp một nhiệt lượng là 630 000 J để đun nóng 2,5 lít nước ở nhiệt độ ban đầu là 300C . Tính nhiệt độ lúc sau của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200 J/kg.K.

    Bài 7. Cần cung cấp một nhiệt lượng là 472 500 J để đun sôi 1,5 lít nước.Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K

    Bài 8. Thả một vật rắn có khối lượng 300g ở 1000C vào 50g nước ở 58,50C làm cho nước nóng tới 600C.

    a) Tính nhiệt lượng nước thu vào

    b) Tính nhiệt dung riêng của vật rắn. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

    Bài 9. Thả một quả cầu nhôm khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 1000C vào một cốc nước ở 200C. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 270C.Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước là : c1=880J/kg.K và c2=4200J/kg.K. Tính khối lượng nước trong cốc.

    Bài 10/ Muốn có 85kg nước ở 350C thì phải đổ bao nhiêu nước ở 150C vào bao nhiêu nước đang sôi?

    Vâng đề đây nhìn cho dễ nhé.

      bởi Hằng Thu 12/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính nhiệt lượng cần thiết để 3kg đồng tăng nhiệt đồ từ 100 độ C đến 150 độ C . Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K , với nhiệt lượng trên có thể làm cho 5 lít nước nóng thêm bao nhiêu độ ? Biết nhiệt dung riêng của nước 4200J/Kg.K

    giúp mình với đề kiểm tra học kì Lý ><

      bởi Nguyen Ngoc 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tóm tắt:

    m1 = 3kg

    V2 = 5l => m2 = 5kg

    C1 = 380J/kg.K

    C2 = 4200J/kg.K

    t1 = 100°C ; t2 = 150°C

    Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng đồng:

    Q1 = m1 . C1 . ( t2 - t1 ) = 3 . 380 . (150 - 100 ) = 57000J

    Q2 = Q1 = 57000J

    Độ tăng nhiệt độ của nước:

    Q2 = m2 . C2 . Δt => Δt = \(\dfrac{Q_2}{m_2.C_2}=\dfrac{57000}{5.4200}\text{≈ }2,7\text{°C}\)

      bởi Nguyễn Thị Thuận Thành 17/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • dùng bếp củi để đun sôi 4 lít nước từ 20 độ C, lượng củi cần dùng là 0,2 kg. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của củi khô là 107 J/kg, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Lượng nhiệt đã bị mất mát trong quá trình đun nước là bao nhiêu?

    giúp minh nha các bạn

      bởi Aser Aser 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • \(m_1=0,2\left(kg\right)\\ V_2=4\left(l\right)\Rightarrow m_2=4\left(kg\right)\\ t_1=20^0C\\ t_2=100^0C\\ c=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ q=10^7\left(\dfrac{J}{kg}\right)\\ Q_{mất}=?\)

    Lượng nhiệt do củi cung cấp cho nước là :

    \(Q_{ích}=m_1\cdot c\cdot\Delta t=m_1\cdot c\cdot\left(t_2-t_1\right)\\ =4\cdot4200\cdot\left(100-20\right)=1344000\left(J\right)\)

    Tổng lượng nhiệt mà cuỉ tỏa ra là:

    \(Q=m\cdot q=0,2\cdot10^7=2000000\left(J\right)\)

    lượng nhiệt mất đi là:

    \(Q_{mất}=Q-Q_{ích}=2000000-1344000=656000\left(J\right)\)

      bởi Đoàn Quốc Việt 23/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2 kilôgam v ta thả miếng đồng có khối lượng 2 kilôgam vào 1000 gam nước miếng đồng nguội t ta thả miếng đồng có khối lượng 2 kilôgam vào 1000 gam nước miếng đồng nguội từ 80 độ C đến 30 độ C Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nước nóng lên bao nhiêu độ

      bởi Thanh Nguyên 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2 kilôgam vào 1000 gam nước miếng đồng nguội từ 80 độ C đến 30 độ C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nước nóng lên bao nhiêu độ?

    Tóm tắt

    m1= 2kg t1=80oC c1= 380J/kg.K

    m2=1000g=1kg c2=4200J/kg.K

    t=30oC

    ---------------------------------------------------

    Qthu=....? \(\Delta_2\)=...?

    Giải

    - Ta có: Qtỏa=Qthu \(\Rightarrow\) Qthu= Qtỏa= m1.c1.(t1-t)

    = 2 . 380 . (80 - 30)=38000J

    Vậy nước nhận được một nhiệt lượng bằng 38000J

    - Qtỏa=Qthu \(\Rightarrow\) m2.c2.\(\Delta_2\) =38000J

    \(\Rightarrow\) \(\Delta_2\) = \(\dfrac{38000}{m_2c_2}=\dfrac{38000}{1.4200}\approx9^oC\)

      bởi Hoàngg Trâm 01/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • (Giúp mình vs!!!)

    Câu 1: Giải thích tại sao các chất có vẻ như liền 1 khối?

    Câu 2: 1 xe máy chuyển động đều lực kéo của động cơ là 1200N xe đi vs vận tốc là 80km/h trong thời gian 15 phút. Tính công của xe máy? (tóm tắt rồi mới làm nha!!)

    Câu 3: 1 ấm chưa 1,5lít nước ở 20°C . Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K . Muốn đun sôi cần nhiệt lượng là bao nhiêu? (tóm tắt rồi mới làm nha!!)

      bởi Dương Minh Tuấn 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 3 :

    Tóm tắt

    V=1,5l

    t=20 độ C

    C = 4200J/kg.K

    tsôi = 100độ C

    Qthu = ?

    Bài làm

    -Khối lượng của nước là :

    m = D . V = 1 . 1,5=1,5(kg)

    -Nhiệt lượng cần thu vào để đun sôi là :

    QThu = m . C . \(\Delta t\)= 1,5 . 4200 . (100-20)= 504000(J)

      bởi Nguyễn Trang 07/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng

    A: khối lượng

    B: Nhiệt năng

    C: nhiệt độ

    D: tất cả đều sai

      bởi Kim Ngan 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì nhiệt năng cũng sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc nhiệt độ tăng lên, chỉ còn khối lượng của vật là không thay đổi.

    Vậy khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì khối lượng không tăng (không thay đổi).

    Đáp án: A: Khối lượng.

      bởi Ngọc Ngần Bùi 14/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • hiện tượng gì xảy ra khi đặt một chong chóng nhỏ ở phía trên ngọn nến đang cháy ? Giải thích ?

      bởi Ngoc Nga 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Chong chóng sẽ quay. Vì khi ngọn nến cháy, không khí xung quanh ngọn nến nóng lên, nở ra, thể tích tăng, nên trọng lượng riêng giảm, nhẹ hơn bay lên trên. còn lớp không khí bên trên có trọng lượng riêng lớn hơn, nên nặng hơn, di chuyển xuống. Cứ thế, tạo thành dòng đối lưu làm cho cánh quạt quay.

      bởi phan thanh hưng 22/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 11. Phải pha bao nhiêu lít nước sôi với 3 lít nước ở 200C để được nước ở 500C ?

    . Câu 12. Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt.

    . Câu 13. Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thu khi uống 100g nước ở nhiệt độ 40°C là bao nhiêu? Biết nhiệt độ khi cân bằng là 37°C.

    Câu 14.. Để xác định nhiệt dung riêng của kim loại người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chưa 500g nước ở 130C và một thỏi kim loại có khối lượng 400g được nung nóng đến 1000C. Nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế nóng lên đến 200C. Hãy tìm nhiệt dung riêng của kim loại (bỏ qua sự mất mát nhiệt để làm nóng nhiệt lượng kế và tỏa ra không khí)

    Câu 15.. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1,5 lít nước ở 20°C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bao nhiêu ?

    Câu 16. Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt?

      bởi Truc Ly 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 13. Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thu khi uống 100g nước ở nhiệt độ 40°C là bao nhiêu? Biết nhiệt độ khi cân bằng là 37°C.

    Tóm tắt

    m = 100g = 0,1kg

    t1 = 40oC ; c = 4200J/kg.K

    t2 = 37oC

    _________________

    Q = ?

    Giải

    Khi uống nước vào thì nước sẽ truyền nhiệt lượng cho cơ thể ta.

    Nhiệt lượng 100g nước tỏa ra khi đi vào cơ thể ta là:

    \(Q=m.c.\left(t_1-t_2\right)=0,1.4200.\left(40-37\right)=1260\left(J\right)\)

    Do chỉ có nước và cơ thể ta truyền nhiệt lượng cho nhau nên theo phương trình cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng nước tỏa ra chính bằng nhiệt lượng cơ thể thu vào.

    Kết luận: khi uống 100g nước ở 40oC thì cơ thể ta hấp thụ vào một nhiệt lượng là 1260J.

      bởi Huỳnh Ngọc 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 12 : Một thang máy có khối lượng m = 500 kg chất trong đó một thùng hàng nặng 300kg . Người ta kéo thang máy từ đáy hầm mỏ sâu 65m lêm mặt đất bằng lực căng của một dây cáp. Công nhỏ nhất của lực căng đề thực hiện việc đó là bao nhiêu ?

    Câu 13 : Một dòng nước chảy từ đập ngăn cao 30m xuống dưới , biết rằng lưu lượng dòng nước là 100m3/phút và khối lượng riêng của nước là 100kg/m3. Hãy tính công suất của dòng nước

    Câu 14 : Một máy bay trực thăng khi cất cánh động cơ tạo ra một lực phát động 11 600 N, sau 1 phút 20 giây máy bay đạt được độ cao 720m . Hãy tính công suất động cơ của máy bay

    The end

      bởi Phạm Khánh Ngọc 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 12

    Tóm tắt:

    m= 500kg

    m1= 300kg

    h= 65m

    -------------------

    A=?

    Giải:

    Tổng khối lượng mà dây cáp phải kéo:

    m2= m+m1= 500+300= 800(kg)

    Trọng lượng mà dây cáp phải kéo là:

    P= 10m2= 10*800= 8000(N)

    Công nhỏ nhất của lực căng là:

    A= P*h= 8000*65= 520000(J)= 520(kJ)

    =>> Vậy để kéo thang máy và thùng hàng ở trong nó cần một công là 520(kJ)

      bởi Nguyen Thanh trung 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 9 : Người ta thả một thỏi đồng nặng 600g ở nhieetj độ 850C vào 350g nước ở nhiệt độ 200C . Hãy xác định nhiệt độ khi cân bằng nhiệt . Cho biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K

    Câu 10 : Thả 300g đồng ở 1000C vào 250g nước ở 350C . Tính nhiệt độ khi bắt đầu cân bằng nhiệt

    Câu 11 ; Động cơ của một ôto thực hiện lực kéo không đổi F = 4000 N . Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h. Trong 5 phút , công của lực kéo của động cơ là bao nhiêu

      bởi Xuan Xuan 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 9: Tốm tắt:

    m1=600 g =0,6 kg

    t=850C

    m2=350g=0,35kg

    t2=200C

    C1=380J/kg.K

    C2=4200J/Kg.K

    ----------------------------

    t1 =?

    Giải:

    Vì thỏi đồng thả vào nước nên vật tỏa nhiệt là miếng đồng.

    Theo pt cân băng nhiệt:

    Q1 = Q2

    <=> m1.C1.(t-t1) =m2.C2.(t1-t2)

    <=> 0,6.380.(85-t1)=0,35.4200.(t1-20)

    <=> 228.(85-t1) = 1470.(t1-20)

    <=> 19380-228t1 = 1470t1 -29400

    <=> 48780=1698t1

    => t1\(\approx28,73^0C\)

      bởi Lê Thị Thúy Liên 16/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF