OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

So sánh chiều cao của cột chất lỏng trong hai bình chứa nước và chứa dầu ăn ?

Có 2 bình A và B, bình A chứa nước, bình B chứa dầu ăn. Áp suất của cột nước gây ra lên đáy bình A băngd áp suất của cột dầu ăn lên bình B

a. So sánh chiều cao của cột chất lỏng trong hai bình

b. Biết chiều cao của cột nước trong bình A là 16cm, tính chiều cao của cột dầu ăn trong bình B ?

Cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3 , trọng lượng riêng của dầu ăn là 8000 N/m3.

  bởi Nguyễn Trọng Nhân 22/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Lời giải :

    a) Gọi áp suất cột nước gây ra lên đáy bình A là p

    => Áp suất cột dầu ăn gây lên bình B cũng là p

    Ta có : \(d_n=10000N\)

    \(d_d=8000N\)/m3

    Chiều cao của cột chất lỏng trong bình A là :

    \(h_A=\dfrac{p}{d_n}=\dfrac{p}{10000}\) (1)

    Chiều cao của cột chất lỏng trong bình B là:

    \(h_B=\dfrac{p}{d_d}=\dfrac{p}{8000}\) (2)

    Từ (1) và (2) ta thấy : \(\dfrac{p}{10000}< \dfrac{p}{8000}\Rightarrow h_A< h_B\)

    Vậy chiều cao cột chất lỏng ở bình A thấp hơn chiều cao cột chất lỏng ở hình B.

    b) Tóm tắt :

    \(h_A=16cm\)

    \(d_n=10000N\)/m3

    \(d_d=8000N\)/m3

    \(h_B=?\)

    GIẢI :

    Ta có : \(h_A=16cm=0,16m\)

    Áp suất nước tác dụng lên đáy bình A :

    \(p_A=d_n.h_A=10000.0,16=1600\left(Pa\right)\)

    Mặt khác : Áp suất tác dụng lên đáy bình A bằng áp suất tác dụng lên đáy bình B

    Nên : \(p_B=1600\left(Pa\right)\)

    Chiều cao của cột dầu ăn trong bình B là:

    \(h_B=\dfrac{p_B}{d_d}=\dfrac{1600}{8000}=0,2\left(m\right)\)

      bởi Nguyễn Hữu Nhật Trường 22/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF