OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hai lăng trụ đồng chất A, B có khối lượng \({{m}_{1}}\), \({{m}_{2}}\) như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, độ dài đáy các thiết diện của lăng trụ là a và b. Khi B trượt từ đỉnh đến chân lăng trụ A thì A dời chỗ một khoảng bao nhiêu?

  bởi Thanh Truc 24/02/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Chọn hệ khảo sát: ‘Hai lăng trụ”. Bỏ qua ma sát nên ngoại lực cân bằng theo phương ngang và hệ khảo sát là hệ kín theo phương ngang. Gọi \({{v}_{1}}\) và \({{v}_{2}}\) lần lượt là độ lớn vận tốc của hai lăng trụ A và B.

    - Theo phương ngang, động lượng được bảo toàn nên:

    \({{m}_{1}}{{v}_{1}}={{m}_{2}}{{v}_{2}}\) hay \(\frac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}=\frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}\)          (1)

    Gọi \({{s}_{1}}\), \({{s}_{2}}\) lần lượt là quãng đường hai lăng trụ đã đi được theo phương ngang; \(\Delta t\) là thời gian di chuyển động của hai lăng trụ, ta có:

    \({{s}_{1}}={{v}_{1}}\Delta t\) ; \({{s}_{2}}={{v}_{2}}\Delta t\Rightarrow \frac{{{s}_{1}}}{{{s}_{2}}}=\frac{{{v}_{1}}}{{{v}_{2}}}\)                                       (2)

    - Từ (1) và (2), ta có: \(\frac{{{s}_{1}}}{{{s}_{2}}}=\frac{{{m}_{2}}}{{{m}_{1}}}\Rightarrow {{s}_{2}}=\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}{{s}_{1}}\)                  (3)

    Mặt khác: \({{s}_{1}}+{{s}_{2}}=a-b\)                                               (4)

    - Thay (3) vào (4), ta được: \({{s}_{1}}+\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}{{s}_{1}}=a-b\Rightarrow {{s}_{1}}=\frac{{{m}_{2}}(a-b)}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}.\)

    Vậy: Khi B trượt từ đỉnh đến chân lăng trụ A thì A dời chỗ một khoảng là \({{s}_{1}}=\frac{{{m}_{2}}(a-b)}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}.\)

      bởi Mai Vi 24/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF