OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Có ba tấm bảng cùng độ dày: Bảng 1 và bảng 2 hoàn toàn giống nhau và có chiều dài \(\ell ;\) bảng 3 có khối lượng gấp 2 lần bảng 1, có chiều dài \(\text{2}\ell \text{,}\) mặt trên có phủ một lớp cao su mỏng. Lúc đàu bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 2 và cả hai được coi như một vật trượt trên mặt sàn tới va chạm vào bảng 3. Sau va chạm, bảng 2 và 3 dính vào nhau, còn bảng 1 thì trượt trên mặt bảng 3. Cuối cùng bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 3 và mép bên phải của chúng trùng nhau. Hệ số ma sát trượt giữa bảng 1 và 3 là \(\mu \text{.}\) Bỏ qua ma sát giữa bảng 1 và 2 và ma sát giữa các bảng với mặt sàn.

a) Tìm vận tốc của bảng 2, bảng 3 ngay sau va chạm và vận tốc của hệ ba bảng khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3.

b) Tính \(\ell \text{.}\)

  bởi Nguyễn Lê Thảo Trang 23/02/2022
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a) Vận tốc của bảng 2, bảng 3 ngay sau va chạm và vận tốc của hệ ba bảng khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3

    - Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ hai bảng 2 và 3, ta được:

    \({{\text{m}}_{2}}{{v}_{0}}=\left( {{m}_{2}}+{{m}_{3}} \right){{v}_{23}}\Leftrightarrow m{{v}_{0}}=3m{{v}_{23}}\Rightarrow {{v}_{23}}=\frac{1}{3}{{v}_{0}}\)

    - Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ ba bảng sau khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3:

    \(\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right){{v}_{0}}=\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+{{m}_{3}} \right)v\Leftrightarrow 2m{{v}_{0}}=4mv\Rightarrow v=\frac{1}{2}{{v}_{0}}\)

    Vậy: Vận tốc của bảng 2, bảng 3 ngay sau va chạm là \({{v}_{23}}=\frac{1}{3}{{v}_{0}}\) và vận tốc của hệ ba bảng khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3 là \(v=\frac{1}{2}{{v}_{0}}.\)

    b) Tính \(\ell \)

    - Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho hệ ba bảng (từ ngay sau khi bảng 2 dính vào bảng 3 đến khi bảng 1 dừng lại trên bảng 3), ta được:

    \(\frac{1}{2}\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}}+{{m}_{3}} \right){{v}^{2}}=\frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{0}^{2}+\frac{1}{2}\left( {{m}_{2}}+{{m}_{3}} \right)v_{23}^{2}+\left| {{A}_{ms}} \right|\)

    \(\Leftrightarrow \frac{1}{2}.4m{{v}^{2}}=\frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{0}^{2}+\frac{1}{2}.3mv_{23}^{2}+\left| {{A}_{ms}} \right|\)

    \(\Rightarrow \left| {{A}_{ms}} \right|=\frac{1}{2}.4m{{v}^{2}}-\left( \frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{0}^{2}+\frac{1}{2}.3mv_{23}^{2} \right)\)

                \(=\frac{1}{2}.4m{{\left( \frac{1}{2}{{v}_{0}} \right)}^{2}}-\left( \frac{1}{2}{{m}_{1}}v_{0}^{2}+\frac{1}{2}.3m{{\left( \frac{1}{3}{{v}_{0}} \right)}^{2}} \right)\)

    \(\Rightarrow \left| {{A}_{ms}} \right|=\frac{mv_{0}^{2}}{6}\)                              (1)

    - Khi bảng 1 trượt trên bảng 3 một đoạn x, lực ma sát trượt có độ lớn là:

    \({{F}_{ms}}=\mu g\frac{mx}{\ell }=kx,\) với \(k=\frac{\mu gm}{\ell }\)

    - Vì \({{F}_{ms}}\sim k\)  như lực đàn hồi nên biểu thức tính công của lực ma sát sẽ là:

    \(\left| {{A}_{1ms}} \right|=\frac{1}{2}k{{x}^{2}}=\frac{1}{2}.\frac{\mu gm}{\ell }{{x}^{2}}\)

    - Công lực ma sát khi dịch chuyển một đoạn đường \(x=\ell :\left| {{A}_{1ms}} \right|=\frac{\mu gm}{2}\ell .\)

    - Khi bảng 1 nằm hoàn toàn trên bảng 3 và dịch chuyển thêm một đoạn l để mép phải của chúng trùng nhau, công của lực ma sát lúc này là: \(\left| {{A}_{2ms}} \right|=\mu mg\ell .\)

    Mà \(\left| {{A}_{ms}} \right|=\left| {{A}_{1ms}} \right|+\left| {{A}_{2ms}} \right|=\frac{1}{2}\mu mg\ell +\mu mg\ell =\frac{3}{2}\mu mg\ell \)                     (2)

    - Từ (1) và (2), ta được: \(\frac{mv_{0}^{2}}{6}=\frac{3}{2}\mu mg\ell \Rightarrow \ell =\frac{v_{0}^{2}}{9\mu g}.\)

    Vậy : \(\ell =\frac{v_{0}^{2}}{9\mu g}.\)

      bởi Trieu Tien 24/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF