OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cho một ống hình trụ tiết diện S nằm ngang được ngăn với bên ngoài bằng hai pittông. Pittông thứ nhất được nối với lò xo như hình vẽ.

Ban đầu lò xo không biến dạng, áp suất khí giữa hai pittông bằng áp suất bên ngoài po. Khoảng cách giữa hai pittông là H và bằng nửa chiều dài hình trụ. Tác dụng lên pittông thứ hai một lực F để nó chuyển động từ từ sang bên phải. Tính F khi pittông thứ hai dừng lại ở biên phải của ống hình trụ.

  bởi Vương Anh Tú 21/02/2022
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Gọi x là độ dịch chuyển của pittông trái, p áp suất khí giữa hai pittông. Điều kiện cân bằng của hai pittông:

    + Pittông trái: \({p_o}S - pS - kx = 0\)        (1)

    + Pittông phải: \(F + pS - {p_o}S = 0\)       (2)

    - Vì quá trình là đẳng nhiệt nên áp dụng định luật Bôilơ – Mariot: \({p_o}{V_o} = pV\)

    \( \Leftrightarrow {p_o}SH = p(2H - x)S\)                     (3)

    - Từ (3): \(p = \frac{{{p_o}H}}{{2H - x}}\)                          (4)

    - Từ (1) và (2): F = kx, thay vào (4) ta được: \(p = \frac{{{p_o}kH}}{{2kH - F}}\)

    - Thay \(p = \frac{{{p_o}kH}}{{2kH - F}}\) vào (2), ta được: \(F + \frac{{{p_o}kH}}{{2kH - F}}S - {p_o}S = 0\)

    \(\Rightarrow {F^2} - ({p_o}S + 2kH)F + {p_o}SkH = 0\)

    - Giải phương trình trên theo F, ta được: \(F = \frac{{{p_o}S}}{2} + kH \pm \sqrt {\frac{{p_o^2S}}{4} + {k^2}{H^2}} \)

    Vậy: Để pittông thứ hai dừng lại ở biên phải của ống hình trụ thì

    \(F = \frac{{{p_o}S}}{2} + kH \pm \sqrt {\frac{{p_o^2S}}{4} + {k^2}{H^2}} \)

      bởi Nguyễn Tiểu Ly 21/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF