Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho tam giác ABC, gọi D là điểm đối xứng với C qua A
Cứu với mọi người!
Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho tam giác ABC, gọi D là điểm đối xứng với C qua A. Điểm H(2; -5) là hình chiếu vuông góc của điểm B trên AD, điểm K(-1; -1) là hình chiếu vuông góc của điểm D trên AB, đường tròn (T) ngoại tiếp tam giác ABD có phương trình \((x-1)^2+(y+2)^2=25\) . Tìm tọa độ các đỉnh của tam giác ABC, biết điểm A có hoành độ dương.
Câu trả lời (1)
-
Đường tròn (T) có tâm I(1;-2).
Gọi Ax là tiếp tuyến của (T) tại A.
Ta có \(\widehat{KAx}=\widehat{BDA}=\frac{1}{2}Sd\widehat{AB}(1)\)
Do \(\widehat{BHD}=\widehat{BKD}=90^0\) nên BKHD là tứ giác nội tiếp \(\Rightarrow \widehat{BDA}=\widehat{HKA}(2)\)
Từ (1) và (2) ta có \(\widehat{KAx}=\widehat{HKA}\Rightarrow HK//Ax\)
Mà \(IA\perp Ax\Rightarrow IA\perp HK\)
Do đó IA có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{KH}=(3;-4)\), IA có phương trình 3x - 4y - 11 = 0
Do A là giao của IA và (T) nên tọa độ điểm A là nghiệm của hệ
\(\left\{\begin{matrix} 3x-4y-11=0\\ (x-1)^2+(y+2)^2=25 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=5\\ y=1 \end{matrix}\right.;\left\{\begin{matrix} x=-3\\ y=-5 \end{matrix}\right.\)
Do xA > 0 nên A(5;1)
Đường thẳng AC đi qua A và có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{HA}=(3;6)\) nên AC có phương trình 2x - y - 9 = 0
Do D là giao của AC và (T) nên tọa độ điểm D là nghiệm của hệ \(\left\{\begin{matrix} 2x-y-9=0\\ (x-1)^2+(y+2)^2=25 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=1\\ y=-7 \end{matrix}\right.(tm);\left\{\begin{matrix} x=5\\ y=1 \end{matrix}\right.\) (loại)
Do đó D(1;-7)
Vì A là trung điểm của CD nên ta có C(9; 9).
Đường thẳng AB đi qua A và có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{AK}=(-6;-2)\) nên AB có phương trình x - 3y - 2 = 0
Do B là giao của AB và (T) nên tọa độ điểm B là nghiệm của hệ
\(\left\{\begin{matrix} x-3y-2=0\\ (x-1)^2+(y+2)^2=25 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x=-4\\ y=-2 \end{matrix}\right.(tm);\left\{\begin{matrix} x=5\\ y=1 \end{matrix}\right.\) (loại)
Do đó B(-4;-2)
Vậy A(5;1); C(9;9) ; B(-4;-2)bởi Trịnh Lan Trinh 09/02/2017Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
hàm số y=-3x² x-2 nghịch biến trên khoảng nào sau đây? A. (1/6; ∞) B. (-∞;1/6) C. (-1/6; ∞) D. ( ∞;1/6)
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết phương trình đường tròn (C) trong trường hợp sau: (C) có tâm I(3 ; – 7) và đi qua điểm A(4 ; 1)
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cho elip (E): \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\). Tìm điểm P thuộc (E) thoả mãn OP = 2,5.
24/11/2022 | 1 Trả lời