OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Kết quả \((b,c)\) của việc gieo con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần, trong đó \(b\) là số chấm xuất hiện trong lần gieo đầu, \(c\) là số chấm xuất hiện ở lần gieo thứ hai, được thay vào phương trình bậc hai \({x^2} + bx + c = 0\). Tính xác suất để phương trình vô nghiệm;.

  bởi Nhật Mai 13/09/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Không gian mẫu \(\Omega  = \left\{ {\left( {b,c} \right):1 \le b,c \le 6} \right\}\).

    Ta có \(b\) có \(6\) cách, \(c\) có \(6\) cách nên theo quy tắc nhân, số phần tử trong không gian mẫu \(n(\Omega)=6.6=36\)

    Gọi \(A\) là các biến cố cần tìm xác suất ứng với phương trình vô nghiệm.

    Ta có \(\Delta  = {b^2} - 4c.\)

    \(A = \left\{ {\left( {b,c} \right) \in \Omega |{b^2} - 4c < 0} \right\}\)

    \(=\{\left( {1,1} \right),\left( {1,2} \right),...,\left( {1,6} \right),\)

    \(\left( {2,2} \right),...,\left( {2,6} \right),\)

    \(\left( {3,3} \right),\left( {3,4} \right),\left( {3,5} \right),\left( {3,6} \right),\)

    \(\left( {4,5} \right),\left( {4,6} \right)\}\).

    Suy ra \(n\left( A \right) = 6 + 5 + 4 + 2 = 17\)

    Vậy xác suất để phương trình vô nghiệm là \({\rm{P}}\left( A \right) = \dfrac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \dfrac{{17}}{{36}}\).

      bởi Tieu Dong 14/09/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF