Gọi C là điểm nằm trên \(\small \Delta\) sao cho AC = AO và các điểm C, B nằm khác phía nhau so với điểm A
Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho tam giác OAB có các đỉnh A và B thuộc đường thẳng \(\small \Delta : 4x+3y-12=0\) và điểm K(6; 6) là tâm đường tròn bàng tiếp góc O. Gọi C là điểm nằm trên \(\small \Delta\) sao cho AC = AO và các điểm C, B nằm khác phía nhau so với điểm A. Biết điểm C có hoành độ bằng \(\small \frac{24}{5}\) tìm tọa độ của các đỉnh A, B.
Câu trả lời (1)
-
Trên ∆, lấy điểm D sao cho BD = BO và D, A nằm khác phía nhau so với B.
Gọi E là giao điểm của các đường thẳng KA và OC; gọi F là giao điểm của các đường thẳng KB và OD.
Vì K là tâm đường tròn bàng tiếp góc O của \(\Delta\)OAB nên KE là phân giác của góc OAC. Mà OAC là tam giác cân tại A (do AO = AC, theo gt) nên suy ra KE cũng là đường trung trực của OC. Do đó E là trung điểm của OC và KC = KO. Xét tương tự đối với KF, ta cũng có F là trung điểm của OD và KD = KO. Suy ra \(\Delta\)CKD cân tại K. Do đó, hạ KH \(\perp\) \(\Delta\), ta có H là trung điểm của CD.
Như vậy:
+ A là giao của ∆ và đường trung trực 1 d của đoạn thẳng OC; (1)
+ B là giao của ∆ và đường trung trực 2 d của đoạn thẳng OD, với D là điểm đối xứng của C qua H và H là hình chiếu vuông góc của K trên ∆. (2)Vì \(C\in \Delta\) và có hoành độ \(x_0=\frac{24}{5}\) (gt) nên gọi y0 là tung độ của C, ta có:
\(4.\frac{24}{5}+3y_0-12=0 \ \ suy \ ra\ y_0=-\frac{12}{5}\)
Từ đó, trung điểm E của OC có tọa độ là \(\left ( \frac{12}{5};-\frac{6}{5} \right )\) và đường thẳng OC có phương trình: x + 2y = 0
Suy ra phương trình của d1 là: 2x - y - 6 = 0
Do đó, theo (1), tọa độ của A là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{\begin{matrix} 4x+3y-12=0\\ 2x-y-6=0 \end{matrix}\right.\)
Giải hệ trên, ta được A = (3; 0).
Gọi d là đường thẳng đi qua K(6; 6) và vuông góc với \(\Delta\), ta có phương trình của d là: 3x - 4y + 6 = 0. Từ đây, do H là giao điểm của \(\Delta\) và d nên tọa độ của H là nghiệm của hệ phương trình:
\(\left\{\begin{matrix} 4x+3y-12=0\\ 3x-4y+6=0 \end{matrix}\right.\)
Giải hệ trên, ta được \(H = \left ( \frac{6}{5};\frac{12}{5} \right )\) suy ra \(D = \left ( -\frac{12}{5};\frac{36}{5} \right )\)
Do đó, trung điểm F của OD có tọa độ là \(\left ( -\frac{6}{5};\frac{18}{5} \right )\) và đường thẳng OD có phương trình: 3x + y = 0
Suy ra phương trình của d2 là x - 3y + 12 = 0
Do đó, theo (2), tọa độ của B là nghiệm của hệ phương trình: \(\left\{\begin{matrix} 4x+3y-12=0\\ x-3y+12=0 \end{matrix}\right.\)
Giải hệ trên, ta được B = (0; 4).
bởi Hy Vũ 09/02/2017Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
hàm số y=-3x² x-2 nghịch biến trên khoảng nào sau đây? A. (1/6; ∞) B. (-∞;1/6) C. (-1/6; ∞) D. ( ∞;1/6)
23/11/2022 | 0 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết phương trình đường tròn (C) trong trường hợp sau: (C) có tâm I(3 ; – 7) và đi qua điểm A(4 ; 1)
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cho elip (E): \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{4} = 1\). Tìm điểm P thuộc (E) thoả mãn OP = 2,5.
24/11/2022 | 1 Trả lời