OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng gì?

Câu 1: NST là cấu trúc có ở

A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan

C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào

Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:

A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng

Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau

Câu 4: ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST là:

A. Từ 0,5 đến 50 micrômet B. Từ 10 đến 20 micrômet

C. Từ 5 đến 30 micrômet D. 50 micrômet

Câu 5: Đường kính của NST ở trạng thái co ngắn là:

A. 0,2 đến 2 micrômet B. 2 đến 20 micrômet

C. 0,5 đến 20 micrômet. D. 0,5 đến 50 micrômet

Câu 6: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:

A. Một crômatit B. Một NST đơn C. Một NST kép D. cặp crômatit

Câu 7: Thành phần hoá học của NST bao gồm:

A. Phân tử Prôtêin B. Phân tử ADN

C. Prôtêin và phân tử ADN D. Axit và bazơ

Câu 8: Một khả năng của NST đống vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:

A. Biến đổi hình dạng B. Tự nhân đôi

C. Trao đổi chất D. Co, duỗi trong phân bào

Câu 9: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ

B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng

C. Luôn co ngắn lại

D. Luôn luôn duỗi ra

Câu 10: Cặp NST tương đồng là:

A. Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước

B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ

C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động

D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau

Câu 11: Bộ NST 2n = 48 là của loài:

A. Tinh tinh B. Đậu Hà Lan C. Ruồi giấm D. Người

Câu 12: Điều dưới đây đúng khi nói về tế bào sinh dưỡng của Ruồi giấm là:

A. Có hai cặp NST đều có hình que

B. Có bốn cặp NST đều hình que

C. Có ba cặp NST hình chữ V

D. Có hai cặp NST hình chữ V

Câu 13: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài, số NST giới tính bằng:

A. Một chiếc B. Hai chiếc C. Ba chiếc D. Bốn chiếc

Câu 14: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:

A. Tế bào sinh dưỡng B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín

C. Tế bào mầm sinh dục D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng

Câu 15: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là:

A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần

B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần

C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần

D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 16: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là:

A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn B. Đơn bội ở trạng thái đơn

C. Lưỡng bội ở trạng thái kép D. Đơn bội ở trạng thái kép

Câu 17: Trong giảm phân, tự nhân đôi NST xảy ra ở:

A. Kì trung gian của lần phân bào I B. Kì giữa của lần phân bào I

C. Kì trung gian của lần phân bào II D. Kì giữa của lần phân bào II

Câu 18. Giao tử là:

A. Tế bào dinh dục đơn bội

B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín

C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Trong quá trình tạo giao tử ở đông vật, hoạt động của các tế bào mầm là:

A. Nguyên phân B. Giảm phân

C. Thụ tinh D. Nguyên phân và giảm phân

Câu 20: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được:

A. 1 trứng và 3 thể cực B. 4 trứng

C. 3 trứng và 1 thể cực D. 4 thể cực

  bởi Nguyễn Binni 31/03/2020
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (6)

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF