Nêu định nghĩa quần thể sinh vật và ý nghĩa của các mối quan hệ trong quần thể
1/Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu các biện pháp bảo vệ.
2/ Thế nào là quần thể sinh vật? Các cá thể trong quần thể có quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh nhau trong những điều kiện nào? Ý nghĩa của mối quan hệ đó
Câu trả lời (1)
-
2/
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
-Các cá thể trong quần có các mối quan hệ :
- Quan hệ hỗ trợ : sống quần tụ, hình thành bầy đàn hay xã hội. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện “hiệu quả nhóm”.
Ví dụ : Các cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn cây sống riêng rẽ. Các cây thông nhựa có hiện tượng liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ, cây liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó ăn thịt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
- Quan hệ cạnh tranh : quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác..., các con đực tranh giành con cái. Một số trường hợp kí sinh cùng loài hay ăn thịt đồng loại. Cá mập thụ tinh trong, phôi phát triển trong buồng trứng, các phôi nở trước ăn trứng chưa nở và phôi nở sau, do đó, lứa con, non ra đời chỉ một vài con, nhưng rất khỏe mạnh.
Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và sự phát triển của quần thể.
Ví dụ : Cây trồng và cỏ dại thường cạnh tranh nhau giành ánh sáng, chất dinh dưỡng. Các con hổ, báo cạnh tranh nhau dành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Khi thiếu thức ăn, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.
- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh :
- Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tố ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn, ... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể tốt hơn.
- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khỏe và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.
- Lối sống bầy đàn đem lại cho quần thể lợi ích :
+ Việc tìm mồi, tìm nơi ở và chống lại kẻ thù hiệu quả hơn. Chim kiếm ăn theo đàn dễ tìm thấy thức ăn hơn đi riêng rẽ, các con trong đàn kích thích nhau tìm mồi, báo hiệu cho nhau nơi có nhiều thức ăn, thông báo cho nhau kẻ thù sắp tới, nơi có luồng gió trái hoặc nơi trú ẩn thuận tiện.
+ Ngoài ra sống trong bầy đàn thì khả năng tìm gặp của con đực và con cái dễ dàng hơn, đảm bảo cho sự sinh sản thuận lợi.
+ Trong một số đàn có hiện tượng phân chia đẳng cấp, những cá thể thuộc đẳng cấp trên ( như con đầu đàn) luôn chiếm ưu thế và những cá thể thuộc đẳng cấp dưới luôn lép vế, sự phân chia này giúp cho các cá thể trong đàn nhường nhịn nhau, tránh ẩu đả gây thương tích. Sự chỉ huy của con đầu đàn còn giúp cả đàn có tính tổ chức và vì vậy thêm phần sức mạnh chống lại kẻ thù, những con non được bảo vệ tốt hơn.
bởi Hoàng Khánh Nguyễn 27/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
22/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chiều dài của một phân tử ADN là 1079500 Å. Vậy ADN đó có tổng số Nu là
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
tại sao khi gen thay đổi cấu trúc thì tính trạng thay đổi
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quy định quả bầu dục. Viết các kiểu gen có thể có đều quy định quả đỏ, bầu dục.
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Đột biến số lượng NST
01/12/2022 | 0 Trả lời
-
đột biến hình thái là j?
giúp mik với
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
Một gen có A = 100 Nucleotit G= 300 Nucleotit
1.Tính tổng số Nucleotit của gen trên
2.Tính chiều dài của gen
3.Tính số lien kết hidro trong gen
3.Gen trên bị đột biến tăng 6 liên kết hidro. Hãy tính số Nucleotit mỗi loại của gen sau đột biến
13/12/2022 | 0 Trả lời
-
các nguyên tắc thể hiện cấu tạo phân tử adn mạch kép
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
một tế bào sinh dục của Ruồi giấm 2n = 8 nhiễm sắc thể thực hiện quá trình giảm phân Em hãy cho biết kết thúc quá trình giảm phân sẽ có bao nhiêu tế bào con được tạo ra số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào con là bao nhiêu
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Đột biến gen là những biến đổi xảy ra ở:
A. NST và ADN B. Gen
C Tế bào chất D. Phân tử ARN
26/12/2022 | 1 Trả lời
-
Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp, gen B qui định tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng quả vàng.
1/ Bằng phép lai làm thế nào để nhận biết được 2 gen: quy định chiều cao của cây và màu sắc quả độc lập hay di truyền liên kết với nhau? Biết rằng gen nằm trên NST thường.
2/ Cây thân cao, quả đỏ không thuần chủng có thể có những kiểu gen viết như thế nào trong trường hợp các gen độc lập hoăc liên kết?
3/ Khi cho 2 dòng thuần chủng cây thân cao, quả vàng lai với thân thấp quả đỏ. Kết quả ở F2 0sẽ như thế nào về KG, KH trong trương hợp 2 gen độc lập hoặc liên kết, (biết các gen nếu liên kết thì liên kết hoàn toàn)
28/12/2022 | 0 Trả lời
-
a. Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb
b. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào dễ dời con có tỉ lệ kiểu hình là 37,5% cây cao hot dù 57,5% cây cao, hoa trắng - 12,5% cây thấp, hoa đỏ : 12.5% cây thấp hoa trắng.
26/01/2023 | 1 Trả lời
-
Ở 1 loài thực vật, gen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng.
a/ Cho P: cây hoa đỏ x cây hoa trắng thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn được F2. Quy ước và viết sơ đồ lai tử P->F2.
b/ Khi lấy cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng (Pa), thu được Fa có tỉ lệ 1 hoa hồng : 1 hoa trắng. Biện luận xác định kiểu gen ở các cây Pa và viết sơ đồ lai.
08/02/2023 | 0 Trả lời
-
Bài 4: Có 3 tế bào A, B, C của một cơ thể cùng phân chia tổng cộng 12 lần. Trong đó, tế bào B có số lần phân chia gấp 2 lần tế bào A, nhưng chỉ bằng 2/3 số lần phân chia của tế bào C. Hãy tính:
a) Số lần phân chia mỗi tế bào và tổng số tế bào con được tạo thành khi kết thúc quá trình phân chia của các tế bào.
b) Nếu nhân mỗi tế bào chứa 6 nhiễm sắc thể thì quá trình phân chia trên đã cần môi trường tế bào cung cấp bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Biết cứ 1 lần phân bào thì 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
15/02/2023 | 1 Trả lời
-
Ở 1 loài thực vật, người ta thực hiện các phép lai và thu được kết quả sau:
Phép lai 1: Cho các cây hoa dỏ tự thụ phấn (P) thu được F, có tỉ lệ kiểu hình là 75% cây hoa đỏ và 25% cây hoa trắng.
Phép lai 2: Cho hạt phấn các cây hoa đỗ thụ phấn cho các cây hoa trắng đã được khử nhị (P), thu được F. có 60% cây hoa dò và 40% cây hoa trắng. Biết răng không xảy ra đột biến, tính trạng màu hoa do cặp gen Aa quy định.
a. Biện luận và xác định tỉ lệ kiểu gen ở F1 của hai phép lại trên.
b. Nếu cho tất cả cây F1 của phép lai 2 giao phân ngẫu nhiên thì sẽ thu được tỉ lệ kiểu hình ở là như thế nào?23/02/2023 | 0 Trả lời
-
Cá rô phi ở nước ta chết khi nhiệt độ xuống thấp dưới 5độ C hoặc cao hơn 42 độ C và sinh sống tốt nhất ở 30 độ
A Các giá trị ở nhiệt độ 5độ c 42 độ c 30 độ c khoảng cách 2 giá trị 5độ c 42độ c đc gọi là j ??
B Cá chép nuôi ở nc ta có giá trị nhiệt độ tương ứng 2độ c ,44 độ c so sánh giới hạn sinh thái của 2 loài và cá chép loài nào phân bố rộng hơn .Vẽ sơ đồ giới hạn sinh thái của 2 loài trên cung 1 đồ thị
03/03/2023 | 1 Trả lời
-
Chuỗi thức ăn là gì? Nêu mối quan hệ dinh dữơng giữa các sinh vật trong chuỗi thức ăn?
09/03/2023 | 1 Trả lời
-
Gọi tên các mối quan hệ sau, chú thích + (có lợi), - (bị hại), 0 (không lợi, không hại) đối với các loài tham gia
(1) Vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ đậu.
(2) Một loài cây mọc thành đám, rễ liền nhau.
(3) Vi khuẩn phân hủy xenlulozo sống trong dạ dày ở bò.
(4) Bọ chét, ve sống trên lưng trâu.
(5) Dây tơ hồng sống trên cây thân gỗ.
(6) Cá mập con ăn trứng chưa kịp nở của mẹ.
(7) Tranh giành ánh sáng giữa các cây tràm trong rừng.
(8) Chim ăn thịt ăn thịt thừa của thú.
(9) Chim cú mèo ăn rắn.
(10) Nhạn biến và cò làm tổ sống chung.
(11) Những con gấu tranh giành ăn thịt một con thú.
(12) Những con sói cùng nhau hạ một con bò rừng.
(13) Nhờ có tuyến hội, bọ xít không bị chim dùng làm thức ăn.
(14) Một số cây khi phát triển, bộ rễ tiết ra các chất kìm hãm các cây xung quanh
(15) Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu.
(16) Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ.
(17*) Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác.
(18) Vi khuẩn lam và nấm sống chung tạo địa y.
(19) Chim sáo đậu trên lưng trâu.
(20) Con kiến và cây kiến.
(21) Vi khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô.
(22) Hải quì - tôm kí cư
(23) Cá ép - rùa biển
(24) Chim sáo – trâu
(25) Sán lá gan sống trong gan bò.
(26) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm.
(27) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(28) Chim mỏ đỏ và linh dương.
(29) Lươn biển và cá nhỏ.
(30) Trùng roi sống trong ruột mối.
(31) Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu.
(32) Cây nắp ấm và ruồi.
(33) Lúa và cỏ lồng vực trong ruộng lúa.
(34) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn.
(35) Cây tỏi tiết các chất hạn chế sự phát triển của các vi sinh vật ở xung quanh.
(36) Hồ ăn thịt thỏ.
(37) Giun sống trong ruột người.
(38) Củ và chồn trong rừng cạnh tranh thức ăn.
14/04/2023 | 0 Trả lời
-
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
24/04/2023 | 0 Trả lời
-
Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên tái sinh và nguồn năng lượng vĩnh cửu khác nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa
05/05/2023 | 0 Trả lời