OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Một tế bào hợp tử mang bộ NST lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con.

Tuy nhiên trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một NST kép không phân ly, các tế bào con mang bộ NST bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kỳ như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ NST bình thường. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai ?

(1)   Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ NST 2n -1

(2)   Kết thúc quá trình nguyên phân, tỷ lệ tế bào mang bộ NST 2n +1 chiếm tỷ lệ 1/254

(3)   Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần

(4)   Quá trình nguyên phân bất thường của 2 tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

  bởi Nguyễn Hạ Lan 01/02/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Phương pháp: sử dụng công thức tính số tế bào con sau quá trình nguyên phân

    -  1 cặp NST không phân ly trong nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n+1 và 2n -1

    Có 8064 tế bào bình thường

    Gọi n là số lần nguyên phân của hợp tử đó: ta có  2> 8064 → n > \(log_2 8064\) ≈ 12,9 → n= 13.

    Số tế bào con được tạo ra là : 213= 8192 → số tế bào đột biến là: 8192 – 8064= 128.

    Gọi m là số lần phân chia của 2 tế bào con đột biến ta có 2×2= 128 → m= 6 → (3) sai

    → đột biến xảy ra ở lần thứ 7 → (4) đúng.

    Trong 128 tế bào  đột biến có 64 tế bào 2n+1 và 64 tế bào 2n -1 → (1) sai.

    Kết thúc quá trình nguyên phân tỷ lệ 2n+1 là  64/8192 = 1/128 → (2) sai

    Vậy có 3 ý sai.

    Đáp án C

      bởi Hoa Lan 02/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF