OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích quá trình thành lập phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đèn ở chó

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH HỌC 8

Câu 1: Trình bày tính chất và vai trò của một số hoocmon? Từ đó xác định rõ tầm quan trọng của hệ nội tiết nói chung

Câu 2: Phân tích quá trình thành lập phản xạ tiết nước bọt bằng ánh sáng đèn ở chó

Câu 3: Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế của phản xạ có điều kiện

Câu 4: Thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Nêu các tính chất của phản xạ có điều kiện

Câu 5: Trình bày quá trình điều hòa lượng đường trong máu

Câu 6: Tuyến nội tiết là gì? Tuyến nội tiết khác với tuyến ngoại tiết như thế nào?

Câu 7: Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

Câu 8: Một số hoocmon tương ứng với các tuyến nội tiết

  bởi Bình Nguyen 21/10/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Câu 1:

    a) Tính chất : Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định (gọi là cơ quan đích), mặc dù các hoocmôn này theo máu đi khắp cơ thể (tính đặc hiệu của hoócmôn).
    Hoocmôn có hoạt tính sinh học rất cao, chỉ tác động với một lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt.
    Hoocmôn không mang tính đặc trưng cho loài. Ví dụ, người ta dùng insulin của bò (thay insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường cho người.
    b) Vai trò
    Những nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng cho phép kết luận : nhờ sự điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (mà thực chất là các hoocmôn) đã :
    - Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
    - Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
    Do đó, sự mất cân bằng trong hoạt động nội tiết thường dẫn đến tình trạng bệnh lí. Vì vậy, hoocmôn có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

    Câu 2:

    Sau khoảng 5-10 lần phối hợp bật ánh sáng và cho chó ăn, mỗi lần cách nhau 5 phút, ánh sáng trước đó không có liên quan gì với phản xạ tiết nước bọt, bắt đầu có tác dụng gây tiết nước bọt. Sự xuất hiện phản xạ tiết nước bọt khi bật ánh sáng lên là biểu hiện của sự hình thành phản xạ tiết nước bọt có điều kiện. Như vậy, ánh sáng đã trở thành tác nhân gây tiết nước bọt giống như tác dụng của thức ăn.

    Câu 3:

    Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:
    - Đối với động vật : đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.
    - Đối với con người : đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

    Câu 4:

    -Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra :
    + Tự nhiên, bẩm sinh mà có.
    + Không dễ bị mất đi.
    + Mang tính chủng thể, di truyền.
    + Số lượng có hạn.
    +Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não, bằng mối
    liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp
    nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất
    định => Cung phản xạ đơn giản.
    + Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được
    gọi là những bản năng.
    VD: khi em bé mới sinh thì phải bú sữa, khi bạn bị ong đốt thì bạn kêu á,...
    -Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá
    trình mình sống tác động lên mình, cũng giống
    như 1 thói quen vậy:
    + Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định.
    + Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, tập luyện.
    + Mang tính cá nhân, không di truyền.
    + Số lượng vô hạn.
    + Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não => Cung phản xạ phức tạp, có đường liên hệ tạm thời.
    VD: bạn hay dậy sớm buổi sáng, bạn duy trì như thế trong một thời gian dài. như thế, sau này cứ đến giờ đó là bạn tỉnh dậy, bất kể không có báo thức

    Câu 5:

    Theo cơ chế thể dịch là chủ yếu: nhờ vai trò chủ yếu của insulin và glucagon (do tuyến tụy nội tiết bài tiết)
    - Insulin là hormone duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm hạ đường huyết (do tăng thoái hóa vì làm tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào, tăng tổng hợp glycogen từ glucose, tăng tổng hợp acid béo từ glucose ngoài ra nó còn có tác dụng lên chuyển hóa lipid nữa nhưng thôi)
    - Glucagon thì ngược lại làm tăng đường huyết do tăng quá trình tạo đường mới (chủ yếu từ các acid amin) tuy nhiên nó không phải hormone duy nhất trong cơ thể làm tăng đường huyết ngoài ra còn có cortisol (hormone của tuyển vỏ thượng thận), noradrenalin và adrenalin (hormone tuyến tủy thượng thận).
    Các yếu tố thần kinh cũng có những tác dụng nhất định nhưng không rõ rệt!
    Câu 7:

    Câu 8: Bạn tự tìm nha!
    ~ Chúc bạn buổi tối vui vẻ ~
      bởi le huu tuan anh 21/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF