Mô tả các triệu chứng và biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi mãn tính
Nhin bang 24.5 va mo ta cac trieu chung cua benh va neu bp phong tranh
Câu trả lời (1)
-
HÌnh 1: Viêm phổi mãn tính :
* Triệu chứng:
-Khó thở, thở nhanh, thở gấp, khi thở thì cánh mũi phập phồng
-Đau ngực vùng phổi, đau nhức toàn thân, nhất là vùng ngực
-Ho, khi ho thì cảm thấy đau vùng lồng ngực, nhiều đờm và đờm có thể có màu vàng đục, người bệnh nặng có thể ho đờm kèm với máu.
-Khi vận động thì sẽ thấy rất mệt mỏi. Vận động một lúc thì thấy khó thở, nhiều khi chỉ có thể thở bằng miệng.
* Biện pháp phòng tránh:
Đã có vác-xin ngừa bệnh do vi-rút hoặc vi khuẩn gây viêm phổi. Trẻ thường được chủng ngừa chống vi-rút cúm Haemophilus và vi-rút gây chứng ho lâu ngày, bắt đầu từ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Hiện cũng đã có vác-xin chống khuẩn cầu phổi (PCV) – nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi do vi khuẩn.
Trẻ mắc các bệnh mạn tính, đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc các dạng viêm phổi, có thể được tiêm thêm vác-xin hoặc thuốc bảo vệ miễn dịch. Vác-xin cúm thường được khuyên dùng cho trẻ mắc các bệnh mạn tính như rối loạn tim hoặc phổi mạn tính, hen suyễn, cũng như cho trẻ khoẻ mạnh.
Trẻ sinh non được tiêm chống RSV – có thể gây viêm phổi khi trẻ lớn. Bác sĩ cũng có thể cho trẻ dùng kháng sinh ngừa bệnh để ngăn viêm phổi.
Nhìn chung, viêm phổi không lây lan nhưng vi-rút đường hô hấp trên có thể dẫn tới viêm phổi, vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng viêm phổi là:
– Tiêm vaccin đầy đủ
– Rửa tay thường xuyên
– Không hút thuốc lá
– Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.
– Đối với trẻ em nên giữ trẻ tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Hình 2: Phổi tắc nghẽn:
* Triệu chứng:
thở
Ho kéo dài
Ho kéo dài, thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.
Khạc đờm (đàm)
Bệnh nhân COPD thường có một lượng đờm nhỏ khi ho. Sự thay đổi về màu sắc và độ đặc của đờm thường liên quan với nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, điều có thể làm các triệu chứng COPD nặng hơn. Lúc đầu thường khạc đờm ít, xuất hiện vào sáng sớm, đờm nhầy, khi có đợt cấp có thể khạc đờm mủ. Ở giai đoạn bệnh nặng, ho khạc đờm sẽ diễn ra thường xuyênKhó thở
Là triệu chứng quan trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được.
* Biện pháp phòng tránh:
- Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào
- Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ…
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu.
Hình 3: Viêm phế quản :
* Triệu chứng:
- Ho, ho có đờm màu trắng trong, hoặc màu vàng, xanh, xám - Khó thở, thờ khò khè - Sốt cao, người ớn lạnh, mệt mỏi, kèm theo tình trạng tức ngực - Với tình trạng viêm phế quản mãn tính thường gặp ở những người hút thuốc lá, các cơn viêm phế quản cấp tái phát lại nhiều lần trong năm. Thông thường, những triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày, ít nhất là 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp 2 năm sau đó. Khi đó bệnh đã ở vào giai đoạn mãn tính khó chữa, có thể dẫn tới biến chứng ung thư phổi rất nguy hiểm - Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ thì các mẹ cần chú ý đến những triệu chứng bất thường ở trẻ như ho, sốt kéo dài trên 2 tuần, khó thở vào ban đêm, thở khò khè, ran rít, nôn trớ, bỏ bú, … Khi trẻ có biểu hiện sùi bọt mép, sắc mặt tím tái, khó thở, … thì cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất vì chậm trễ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. *Biện pháp phòng tránh: - Hạn chế một cách tối đa việc hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất kích thích khác, tránh xa những yếu tố có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, … - Giữ gìn, bảo vệ đường thở cẩn thận, tránh các nơi ô nhiễm, nhiều hóa chất, khói bụi. Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh - Tăng cường luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể chống lại nhiều bệnh tật - Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, do chúng chính là tác nhân gây bệnh chủ yếu.bởi Nghĩa Tony 19/10/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
23/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 2 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
25/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết đặc điểm nhịp tim của người bình thường so với vận động viên ở trạng thái nghỉ ngơi?
24/11/2022 | 1 Trả lời
-
-Vì sao buổi sáng tiết nước bọt nhiều hơn buổi tối?
-Vì sao khi ta nhai cơm nhừ càng lâu có cảm giác no bụng hơn?
-Biện pháp khi nổi mụn nhiệt.
Giúp em ạ. Cần gấp ạ!!!
06/12/2022 | 0 Trả lời
-
Câu hỏi: Trong ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa không có ở:
A.Dạ dày B. Ruột già C. Khoang miệng D. Ruột non.
15/12/2022 | 1 Trả lời
-
giải thích vì sao khi truyền máu cho người có nhóm B; ta có thể truyền máu nhóm O hoặc nhóm B; không thể truyền máu nhóm A hoặc AB???
17/12/2022 | 0 Trả lời
-
giải thích được cơ chế duy trì thân nhiệt qua da và qua hệ thần kinh ?
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
câu 1:giải thích các vấn đề thực tế liên quan đến nhịp tim của con người?
Câu 2:giải thích một số vấn đề thực tiễn liên quan đến xét nghiệm máu?
câu 3:giải thích một số hiện tượng tiêu hóa thức ăn thường gặp?
20/12/2022 | 0 Trả lời