OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cho hình vẽ sau và các nhận định:

1. Cả 8 dạng trên đều là đột biến cấu trúc NST.

2. (7) là dạng chuyển đoạn không tương hỗ.

3. Dạng (1) có thể gây nên hiện tượng giả trội.

4. Dạng (2) thường xảy ra do sự trao đổi chéo không cân ở kì đầu giảm phân 1.

5. Dạng (4) thường ít ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể.

6. Dạng (5) còn được gọi là chuyển vị.

Số phát biểu đúng là:

   A. 5                                   B. 2                                   C. 3                                   D. 4

  bởi Lan Ha 03/08/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Đáp án D.

    - Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu từng dạng đột biến là gì!

    + (1) là đột biến mất đoạn.

    + (2) là đột biến lặp đoạn.

    + (3) là đột biến đảo đoạn không chứa tâm động.

    + (4) là đột biến đảo đoạn chứa tâm động.

    + (5) là đột biến chuyển đoạn trên một NST.

    + (6) là đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.

    + (7) là đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

    + (8) là hoán vị gen.

    - Ta xét từng ý:

    + Ý 1 sai (8) do hoán vị gen không phải đột biến cấu trúc NST.

    + Ý 2 sai do (7) là đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

    + Ý 3 đúng do mất đoạn có thể gây nên hiện tượng giả trội: đoạn bị mất chứa gen trội nên các alen lặn tương ứng trên NST còn lại sẽ biểu hiện kiểu hình.

    4 đúng, lặp đoạn xảy ra do sự trao đổi chéo không cân ở kì đầu giảm phân 1.

    + Ý 5 đúng đột biến đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống.

    + Ý 6 đúng vì chuyển đoạn trên 1 NST thì gọi là chuyển vị và không thay đổi về vật chất di truyền mà chỉ gây nên sự thay đổi vị trí của gen.

      bởi Nguyễn Hiền 04/08/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF