OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tưởng tượng gặp người cháu trong bài thơ

Click để xem full hình

  bởi Nguyen Ngoc 28/11/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Trong cuộc đời ,ai cũng có cho riêng mình những kỉ niệm thời ấu thơ hồn nhiên trong sáng. Những kỉ niệm ấy là thiêng liêng và thân thiết nhất . Nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời . Tôi nhận thức sâu sắc điều đó nhờ văn bản “ Bếp lửa” của Bằng Việt . Hình ảnh người bà, bếp lửa  và tình bà cháu in đậm trong tâm trí tôi . Và sự ám ảnh đó theo tôi vào giấc ngủ …
    Thời gian trôi , tôi là một sinh viên ngành luật tại Maxcơva .Tôi có người bạn rất thân thiết tên là Việt Bằng.Việt Bằng rất nổi tiếng trong giới sinh viên du học tại Liên Xô. Anh làm thơ rất hay.Tôi đã đọc và rất thích bài thơ “ Bếp lửa” của anh.
    Nhân dịp tết cổ truyền ở quê nhà, nhóm sinh viên xa nhà chúng tôi tổ chức nấu bánh chưng  , bánh tét . Bên ánh lửa bập bùng tôi được nghe câu chuyện về tuổi thơ của anh Việt Bằng . Anh kể trong nỗi xúc động về tuổi thơ và nỗi nhớ nhung về người bà giấu yêu của mình.
    Bằng giọng chậm rãi bùi ngùi , đôi mắt như đắm chìm trong quá khứ ,Anh tâm sự :
    - Các bạn ơi ! Thời gian trôi qua hơn hai mươi năm rồi . nhưng mỗi lần nhìn bếp lửa tôi lại nhớ về bếp lửa , quê hương ,bếp lửa tuổi thơ .hồi ức bếp lửa làm bớt cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê , nỗi nhớ quê ,cha mẹ . Ở trời Tây này, tuyết thường rơi trắng xoá. cái lạnh ở nơi đây làm tôi liên tưởng đến bếp lửa của quê nhà chờn vờn trong sương sớm. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi trên vách bếp. Bếp lửa luôn vương vấn hình ảnh bà nội tôi tần tảo sớm hôm . Dáng  bà cong lưng thổi bếp ,thổi mãi cho đến khi bếp cháy và tỏa luồng hơi ấm nồng nàn . Hơi ấm của tình thương, của niềm tin và hi vọng . Ôi hình ảnh bếp lửa vẫn lung linh trong kí ức của dù trải qua bao mưa nắng thời gian. Tôi nghĩ rằng chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là ấn tượng thiêng liêng mà tôi không bao giờ quên được.
    Nói đến đây anh đừng lại và chìm trong suy tư. Tôi không muốn phá vỡ mạch suy nghĩ của anh nhưng trí tò mò của tôi đã thắng. tôi vội hỏi:
    - Hồi nhỏ anh sống với bà à? Chắc có nhiều kỉ niệm lắm ?
    - Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, cùng bà nhóm lửa là tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.Hồi quê hương tôi khổ lắm , chiến tranh mà ! Năm 1945 cả nước đang lâm vào cảnh đói khủng khiếp khiến hơn hai triệu người chết ,gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Bố tôi còn con ngựa để đánh là may mắn lắm . Cả xã hội đói mòn đói mỏi . Trong những năm đói khổ đó , tôi và bà gắn bó với nhau . Bà không bao giờ để tôi đói hay thiếu bữa ăn nào . Bà mót từng củ khoai , lượm từng củ sắn để có cái ăn cho tôi .  Bà như bà tiên,  xua tan đi cái  không khí ghê rợn đầy tử khí của năm đó . Tôi nhớ mãi cái ” mùi khói “ .Hơn hai mươi năm rồi , khói vẫn làm cay mắt tôi. Cái “ cay “  của những kỉ niêm đói khổ, càng  “cay “ tôi càng nhớ bà và thương bà hơn.
    Tôi lặng đi , không dám cất lời  hỏi tiếp . Thời gian trôi trong thinh lặng . Một lúc sau , đè nén xúc động , Việt Bằng kể tiếp: Cả quãng đời tuổi thơ tôi sống cùng bà. Trong tám năm ấy , đất nước có chiến tranh , hai bà cháu phải đi tản cư còn bố mẹ tôi thì đi công tác . Chỉ có tôi và bà , bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu . Thời gian ấy , tuy đói khổ với tôi lại là niềm hạnh phúc vô bờ . Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà, sớm sớm chiều chiều cùng bà nhóm lửa. Bà kể cho chúng tôi nghe những ngày lưu lạc ở Huế. Trong khói bếp , chập chờn mở ảo , bà như bà tiên hiện ra từ trong những câu chuyện bà kể. Đối với tôi , bà là cha , là mẹ. Trong những năm sống, cùng bà , bà chăm lo tôi từng miếng ăn , từng giấc ngủ và bà còn là người thầy đầu tiên của tôi . Tôi lớn lên trong sự chăm sóc , dạy bảo của bà.Bà dạy tôi cách sống , cách làm người và những bài học đó đi theo tôi suốt cuộc đời . Là hành trang tôi luôn mang theo bên người . Bây giờ nghĩ lại, tôi đi xa rồi bà ở với ai , ai cùng bà nhóm lửa , ai cùng bà chia sẻ những ngày ở Huế ?. Mỗi lần nghe tiếng chim tu hú kêu, lòng tôi trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, muốn được ở gần bà, sợ phải xa bà. Đang kể bỗng Việt Bằng dừng lại , nhìn mông lung rồi đột ngột cất tiếng ngâm thơ :
    “ Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa “ .
    Tôi lặng người và cảm thông cho nỗi lòng của anh , cảm thông với  nỗi nhớ bà của đứa cháu nơi xứ người .Tim tôi thổn thức , lòng dâng trào cảm xúc . Hình như nơi quê nhà tôi cũng có ngươi bà đang mong chờ tôi về. Đang miên man trong suy nghĩ của mình, tôi nghe tiếng Việt Bằng kể tiếp :
    - Chiến tranh khốc liệt vô cùng. Nó gây ra bao đau khổ . Bà cháu tôi cũng là một nạn nhân của chiến tranh . Gia đình tôi bị chia cắt , bố mẹ tôi công tác bận không về, nhà cửa bị đốt trụi … Nhưng cuộc sống càng khó khăn , cảnh ngộ càng ngặt nghèo thì bà càng thêm vững vàng . Nhớ năm đó túp lều tranh của bà cháu tôi bị đốt .Không còn chốn nương thân . Bà dẫn dắt tôi qua hết mọi khó khăn . Bà cấm tôi kể này ,kể nọ trong bức  thư viết cho bố . Bà không muốn bố tôi đang bận việc nước , lo lắng cho nhà . Lời dặn của bà giản dị nhưng chứa biết bao tình cảm . Ôi, bà ơi ! hồi ấy đầu óc non nớt của cháu đâu thấu hiểu tấm lòng hi sinh vì nước của bà . Tấm lòng của bà cao cả chan chứa yêu thương .
    Kể đến đây đôi mắt Việt Bằng đã nhòa loẹt . Tôi cũng bồi hồi xúc động lẫn khâm phục ngươi phụ nữ anh hùng.
    -Bà của anh thật tuyệt vời ! Bây giờ bà của anh còn không ? Làm gì?
    Đè nén xúc động , Việt Bằng cười rất tươi , vội vã trả lời :
    -Còn … Bà tôi rất còn khỏe và vẫn dậy sớm nhóm bếp nấu nước , nấu cơm . Nhắc đến bà , tôi không quên được hình ảnh của bà với bếp. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cỏi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhóm lên toả hơi ấm khắp căn lều nhỏ và suởi ấm lòng tôi, khơi dây ở tôi những tâm tình của thời thơ dại. Bà và bếp lửa , hai hình ảnh ấy thực sự đã ghi dấu ấn lên cuộc đời tôi. Bây giờ cuộc sống đã thay đổi qua nhiều , bếp lửa truyền thống đã không còn hữu dụng nữa . Nhưng tôi mãi không bao giờ  quên được hai hình ảnh đó. Bếp lửa là tình bà nồng ấm, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui , sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin , sự sống cho tôi. Bà là người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo , nhẫn nại và đầy yêu thương. Giờ đây tôi đã trưởng thành. Tôi có những niềm vui mới, tình cảm mới, bến bờ mới. Tổ quốc đã chấp cánh cho tôi bay vào bầu trời thênh thang của tri thức khoa học,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở  nơi quê nhà.
    Lắng nghe Việt Bằng thộ lộ tâm sự , tôi bồi hồi xúc động về hình ảnh người bà thiêng liêng cao cả. Để đất nước được hòa bình , những người bà , người mẹ đã  âm thầm hi sinh . Trong tôi dâng tràn lên một niềm tin cao đẹp đất nước ngày càng phát triển khi còn những người mẹ , người bà như thế . Câu truyện của Việt Bằng gợi tôi nhớ về quê hương , gia đình và càng thấm thía hơn tình cảm gia đình , ông bà , cha mẹ . Quê hương là bến bờ hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn những đứa con xa xứ như chúng tôi
    Qúa nửa đêm , giờ đã sang giờ giao thừa ở Việt Nam ,bếp lửa đã tàn , chúng tôi chia  nhau về phòng để kịp gởi lời chúc xuân tốt đẹp về Việt Nam . Viết xong lời chúc , Tôi lên giường đi ngủ .
    -  Reng ! Reng ! Reng !
    Tiếng chuông báo thức vang lên . Giời tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp . Nhưng sao tôi vẫn cảm nhận được cái lạnh của nước Nga.Cái lạnh nhưng lại ấm áp tình cảm gia đình. Những gì là thân thiết nhât của tuổi thơ  mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời phải không các bạn ? Tình yêu thương , lòng biết ơn trong gia đình chính là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, con người. Tôi thầm hứa mình phải biết yêu quý và bảo vệ hạnh phúc mình đang có.

      bởi ミ★Bạch Kudo★彡 01/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Trong cuộc đời ,ai cũng có cho riêng mình những kỉ niệm thời ấu thơ hồn nhiên trong sáng. Những kỉ niệm ấy là thiêng liêng và thân thiết nhất . Nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời . Tôi nhận thức sâu sắc điều đó nhờ văn bản “ Bếp lửa” của Bằng Việt . Hình ảnh người bà, bếp lửa  và tình bà cháu in đậm trong tâm trí tôi . Và sự ám ảnh đó theo tôi vào giấc ngủ …
    Thời gian trôi , tôi là một sinh viên ngành luật tại Maxcơva .Tôi có người bạn rất thân thiết tên là Việt Bằng.Việt Bằng rất nổi tiếng trong giới sinh viên du học tại Liên Xô. Anh làm thơ rất hay.Tôi đã đọc và rất thích bài thơ “ Bếp lửa” của anh.


    Nhân dịp tết cổ truyền ở quê nhà, nhóm sinh viên xa nhà chúng tôi tổ chức nấu bánh chưng  , bánh tét . Bên ánh lửa bập bùng tôi được nghe câu chuyện về tuổi thơ của anh Việt Bằng . Anh kể trong nỗi xúc động về tuổi thơ và nỗi nhớ nhung về người bà giấu yêu của mình.
    Bằng giọng chậm rãi bùi ngùi , đôi mắt như đắm chìm trong quá khứ ,Anh tâm sự :
    - Các bạn ơi ! Thời gian trôi qua hơn hai mươi năm rồi . nhưng mỗi lần nhìn bếp lửa tôi lại nhớ về bếp lửa , quê hương ,bếp lửa tuổi thơ .hồi ức bếp lửa làm bớt cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê , nỗi nhớ quê ,cha mẹ . Ở trời Tây này, tuyết thường rơi trắng xoá. cái lạnh ở nơi đây làm tôi liên tưởng đến bếp lửa của quê nhà chờn vờn trong sương sớm. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi trên vách bếp. Bếp lửa luôn vương vấn hình ảnh bà nội tôi tần tảo sớm hôm . Dáng  bà cong lưng thổi bếp ,thổi mãi cho đến khi bếp cháy và tỏa luồng hơi ấm nồng nàn . Hơi ấm của tình thương, của niềm tin và hi vọng . Ôi hình ảnh bếp lửa vẫn lung linh trong kí ức của dù trải qua bao mưa nắng thời gian. Tôi nghĩ rằng chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là ấn tượng thiêng liêng mà tôi không bao giờ quên được.


    Nói đến đây anh đừng lại và chìm trong suy tư. Tôi không muốn phá vỡ mạch suy nghĩ của anh nhưng trí tò mò của tôi đã thắng. tôi vội hỏi:
    - Hồi nhỏ anh sống với bà à? Chắc có nhiều kỉ niệm lắm ?
    - Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, cùng bà nhóm lửa là tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.Hồi quê hương tôi khổ lắm , chiến tranh mà ! Năm 1945 cả nước đang lâm vào cảnh đói khủng khiếp khiến hơn hai triệu người chết ,gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Bố tôi còn con ngựa để đánh là may mắn lắm . Cả xã hội đói mòn đói mỏi . Trong những năm đói khổ đó , tôi và bà gắn bó với nhau . Bà không bao giờ để tôi đói hay thiếu bữa ăn nào . Bà mót từng củ khoai , lượm từng củ sắn để có cái ăn cho tôi .  Bà như bà tiên,  xua tan đi cái  không khí ghê rợn đầy tử khí của năm đó . Tôi nhớ mãi cái ” mùi khói “ .Hơn hai mươi năm rồi , khói vẫn làm cay mắt tôi. Cái “ cay “  của những kỉ niêm đói khổ, càng  “cay “ tôi càng nhớ bà và thương bà hơn.


    Tôi lặng đi , không dám cất lời  hỏi tiếp . Thời gian trôi trong thinh lặng . Một lúc sau , đè nén xúc động , Việt Bằng kể tiếp: Cả quãng đời tuổi thơ tôi sống cùng bà. Trong tám năm ấy , đất nước có chiến tranh , hai bà cháu phải đi tản cư còn bố mẹ tôi thì đi công tác . Chỉ có tôi và bà , bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu . Thời gian ấy , tuy đói khổ với tôi lại là niềm hạnh phúc vô bờ . Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà, sớm sớm chiều chiều cùng bà nhóm lửa. Bà kể cho chúng tôi nghe những ngày lưu lạc ở Huế. Trong khói bếp , chập chờn mở ảo , bà như bà tiên hiện ra từ trong những câu chuyện bà kể. Đối với tôi , bà là cha , là mẹ. Trong những năm sống, cùng bà , bà chăm lo tôi từng miếng ăn , từng giấc ngủ và bà còn là người thầy đầu tiên của tôi . Tôi lớn lên trong sự chăm sóc , dạy bảo của bà.Bà dạy tôi cách sống , cách làm người và những bài học đó đi theo tôi suốt cuộc đời . Là hành trang tôi luôn mang theo bên người . Bây giờ nghĩ lại, tôi đi xa rồi bà ở với ai , ai cùng bà nhóm lửa , ai cùng bà chia sẻ những ngày ở Huế ?. Mỗi lần nghe tiếng chim tu hú kêu, lòng tôi trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, muốn được ở gần bà, sợ phải xa bà. Đang kể bỗng Việt Bằng dừng lại , nhìn mông lung rồi đột ngột cất tiếng ngâm thơ :
    “ Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa “ .
    Tôi lặng người và cảm thông cho nỗi lòng của anh , cảm thông với  nỗi nhớ bà của đứa cháu nơi xứ người .Tim tôi thổn thức , lòng dâng trào cảm xúc . Hình như nơi quê nhà tôi cũng có ngươi bà đang mong chờ tôi về. Đang miên man trong suy nghĩ của mình, tôi nghe tiếng Việt Bằng kể tiếp :
    - Chiến tranh khốc liệt vô cùng. Nó gây ra bao đau khổ . Bà cháu tôi cũng là một nạn nhân của chiến tranh . Gia đình tôi bị chia cắt , bố mẹ tôi công tác bận không về, nhà cửa bị đốt trụi … Nhưng cuộc sống càng khó khăn , cảnh ngộ càng ngặt nghèo thì bà càng thêm vững vàng . Nhớ năm đó túp lều tranh của bà cháu tôi bị đốt .Không còn chốn nương thân . Bà dẫn dắt tôi qua hết mọi khó khăn . Bà cấm tôi kể này ,kể nọ trong bức  thư viết cho bố . Bà không muốn bố tôi đang bận việc nước , lo lắng cho nhà . Lời dặn của bà giản dị nhưng chứa biết bao tình cảm . Ôi, bà ơi ! hồi ấy đầu óc non nớt của cháu đâu thấu hiểu tấm lòng hi sinh vì nước của bà . Tấm lòng của bà cao cả chan chứa yêu thương .


    Kể đến đây đôi mắt Việt Bằng đã nhòa loẹt . Tôi cũng bồi hồi xúc động lẫn khâm phục ngươi phụ nữ anh hùng.
    -Bà của anh thật tuyệt vời ! Bây giờ bà của anh còn không ? Làm gì?
    Đè nén xúc động , Việt Bằng cười rất tươi , vội vã trả lời :
    -Còn … Bà tôi rất còn khỏe và vẫn dậy sớm nhóm bếp nấu nước , nấu cơm . Nhắc đến bà , tôi không quên được hình ảnh của bà với bếp. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cỏi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhóm lên toả hơi ấm khắp căn lều nhỏ và suởi ấm lòng tôi, khơi dây ở tôi những tâm tình của thời thơ dại. Bà và bếp lửa , hai hình ảnh ấy thực sự đã ghi dấu ấn lên cuộc đời tôi. Bây giờ cuộc sống đã thay đổi qua nhiều , bếp lửa truyền thống đã không còn hữu dụng nữa . Nhưng tôi mãi không bao giờ  quên được hai hình ảnh đó. Bếp lửa là tình bà nồng ấm, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui , sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin , sự sống cho tôi. Bà là người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo , nhẫn nại và đầy yêu thương. Giờ đây tôi đã trưởng thành. Tôi có những niềm vui mới, tình cảm mới, bến bờ mới. Tổ quốc đã chấp cánh cho tôi bay vào bầu trời thênh thang của tri thức khoa học,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở  nơi quê nhà.
    Lắng nghe Việt Bằng thộ lộ tâm sự , tôi bồi hồi xúc động về hình ảnh người bà thiêng liêng cao cả. Để đất nước được hòa bình , những người bà , người mẹ đã  âm thầm hi sinh . Trong tôi dâng tràn lên một niềm tin cao đẹp đất nước ngày càng phát triển khi còn những người mẹ , người bà như thế . Câu truyện của Việt Bằng gợi tôi nhớ về quê hương , gia đình và càng thấm thía hơn tình cảm gia đình , ông bà , cha mẹ . Quê hương là bến bờ hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn những đứa con xa xứ như chúng tôi


    Qúa nửa đêm , giờ đã sang giờ giao thừa ở Việt Nam ,bếp lửa đã tàn , chúng tôi chia  nhau về phòng để kịp gởi lời chúc xuân tốt đẹp về Việt Nam . Viết xong lời chúc , Tôi lên giường đi ngủ .
    -  Reng ! Reng ! Reng !
    Tiếng chuông báo thức vang lên . Giời tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp . Nhưng sao tôi vẫn cảm nhận được cái lạnh của nước Nga.Cái lạnh nhưng lại ấm áp tình cảm gia đình. Những gì là thân thiết nhât của tuổi thơ  mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời phải không các bạn ? Tình yêu thương , lòng biết ơn trong gia đình chính là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, con người. Tôi thầm hứa mình phải biết yêu quý và bảo vệ hạnh phúc mình đang có.

      bởi Super Misoo 14/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hồi ức về bếp lửa đã thổi luồng hơi ấm làm bớt đi cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê. Nỗi nhớ quê có cha mẹ, có bà nội cứ day dứt hoài khôn nguôi. Nơi đó luôn vương vấn hình ảnh bà nội tảo tần hôm sớm. Dáng bà còng lưng thổi bếp, thổi mãi cho đến khi bếp cháy và toả ra luồng hơi ấm nồng nàn. Hơi ấm của lửa tràn khắp căn bếp nhỏ sưởi ấm tâm hồn đơn côi của hai bà cháu, sưởi ấm sự chờ mong và niềm tin vào ngày mai chiến thắng.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!…

    “Tôi nghĩ rằng, chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là những ấn tượng về nét riêng biệt mà thiêng liêng giúp tôi làm nên những vần thơ đầy cảm xúc đó”. Bên lửa và cùng với lửa, những người trong gia đình kể cho nhau nghe mọi chuyện trên đời, về sự khó khăn, may mắn và thành công. Không khí ấm cúng của gia đình Việt có lẽ không bao giờ thiếu lửa. Bên lửa muôn thuở vẫn là những người đàn bà mang dáng dấp và phong cách Việt Nam. Vì thế, đương nhiên, bà và bếp lửa trở thành hình tượng gần gũi, thân thương, cụ thể và trìu mến. Bà thổi hồn cho bếp, thổi vào đó tình cảm và trách nhiệm, lòng yêu thương cũng như sự hy sinh. “Tôi nhớ mãi hình ảnh bà đun bếp, phải khó khăn mới thổi được bếp lên, giữ cho lửa thật đều, thật đậm là cả một nghệ thuật”. Những người phụ nữ Việt Nam luôn là hiện thân của sự gắn kết cuộc đời mình với bếp lửa, với sự nồng nàn ấm áp của lửa và một niềm tin không thể chuyển lay.

    “Cho đến ngày hôm nay, qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc đời, tôi vẫn không sao quên được hình ảnh bà và ngọn lửa trong trái tim bà. Bà và bếp lửa. Hai hình tượng ấy có lẽ đã thực sự làm nên dấu ấn trong cuộc đời tôi. Bây giờ, cuộc sống thay đổi quá nhiều, bếp lửa truyền thống không còn vẻ hữu dụng của nó trong cuộc sống thường nhật nữa. Nó đã bị thay thế bằng đủ kiểu bếp nhanh hơn, tốt hơn. Cảnh xúm xít thiêng liêng quanh bếp lửa gia đình bỗng trở nên hiếm hoi hơn. Ăn uống cũng không thành vấn đề gì nặng nề nữa, từ cơm cặp lồng, đến cơm hộp rồi cơm nhà hàng, tự nhiên lại chạnh lòng nhớ tới bàn tay cần cù của bà chăm sóc nấu nướng thưở xa xưa”.

    Nhắc đến bà, vẫn thấy đâu đây cái mùi khói lan toả từ bếp của bà, sống mũi nhà thơ dường như vẫn còn cay. Bếp lửa thực ra chỉ là bếp lửa thôi, nhưng hồn bếp vẫn đi cùng năm tháng với ông, vẫn gắn với toàn bộ cuộc đời thơ ca của ông:

    Giờ cháu đã đi xa

    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

    Sớm mai này bà đã nhóm bếp lên chưa?…

    Phải làm sao cho làn khói tan trong gió, mờ trong sương, khói ẩn vào cây, len vào rừng!”. Chính cái cay cực ấy, cái lui cui khó nhọc ấy - những kỷ niệm thú vị về một thời đạn bom mà những ai đã trải qua đều không thể nào quên được, đã tạo nên những cảm xúc để sau này.Tôi nhớ mãi câu chuyện rất nhân văn của nhà văn Nga Koronenko. Trên con thuyền lạnh lẽo, đầy sương mù, người lái thuyền liên tục động viên lữ khách rằng đằng kia có ánh lửa, sắp đến nơi rồi. Nhưng, càng đi, ngọn lửa càng xa, mãi mãi không bao giờ đến được. Đó là một triết lý mang tính nhân đạo cũng có cái gì đó thật hoài niệm xót xa. Sự ấm cúng, tưởng có thể với tới, nhưng chẳng phải dễ dàng gì…

      bởi B Ming_ 28/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF