OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Suy nghĩ về hình ảnh người bà

Suy nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đoạn trích bếp lửa của bằng việt ( trình bày trong khoảng 5 đến 7 dòng)

  bởi cuc trang 24/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • Có lẽ khi nhắc về quá khứ, nhất là những thời điểm đẹp đẽ, người ta vẫn thường kể nhiều hơn. Với “Bếp lửa” nhà thơ Bằng Việt thực đã dắt dẫn người đọc vào sâu trong mạch kể, mạch hồi tưởng của ông. Hồi ức đẹp một đi không trở lại của tuổi thơ được tái hiện không phải bằng một trí nhớ lan man, chắp vá. Trái lại, ở sâu trong tiềm thức của tác giả, hình ảnh “Bếp lửa” và “người bà” lúc nào cũng tỏ sáng lạ kì - trở thành một điểm đi về trong cõi nhớ. Dòng suy tưởng và hoài niệm của người cháu xa quê nhà có lẽ đều được khởi nguồn từ những hình ảnh đầy giản dị mà thân thương, ấm áp vô cùng.

    Việc đồng hiện lên hình ảnh “Bếp lửa” và “bà” trong bài thơ thật dễ khiến cho người ta có một sự liên tưởng về mối quan hệ lạ kì, thiêng liêng. Từ bếp lửa của củi rơm đến “Bếp lửa” của lòng người có lẽ hơn bao giờ hết con người cảm nhận thật rõ về tình bà cháu, tình quê nồng ấm.

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
    Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
    Chỉ nhớ khói hum nhèm mắt cháu
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

    Cái “nỗi nhớ về bếp lửa” được nói trực tiếp song không vì thế mà giảm đi phần sâu lắng, tinh tế. Hình ảnh “Bếp lửa” gợi nhớ bằng nhiều giác quan bằng trí tưởng tượng. Thị giác (chờn vờn sương sớm), cảm giác (ấp iu nồng đượm) và khướu giác (sống mũi còn cay) rồi xúc giác (hun nhèm mắt cháu). Tác giả hướng mọi giác quan để quay về sống lại kỉ niệm trong trí tưởng tượng. Dường như không còn cảm giác khoảng cách của thời gian ở đây nữa, mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi ! Hình ảnh bếp lửa còn gắn với người bà đầy thân thương. Tuy không trực tiếp nói ra song người đọc hình dung được công việc của người bà : “nhóm bếp”. Tuổi thơ của cháu gắn với bếp lửa, với mùi khói cay nhèm và cũng gắn chặt với bà. Phải chăng hình ảnh: “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” chính là hoá thân của tình cảm bà dành cho cháu. Vì vậy có lẽ tìm về với bếp lửa quê nhà cũng chính là tìm về tuổi thơ sống bên bà dành cho cháu. Sự tương đồng đẹp đẽ ấy dễ thường mấy ai nhận ra. Chỉ có Bằng Việt với khoảng cách thời gian đầu đời trong sáng được gắn bó bên bà mới có thể “cảm” sâu sắc đến thế, cái tưởng chừng quá bình dị, mộc mạc. Đắm mình trong dòng hồi ức tươi mát của tác giả, chúng ta muốn tìm đến với những tình thương yêu nồng hậu như thế.

      bởi Phạm Hải Yến 24/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • LẬP DÀN Ý ĐOẠN VĂN NÊU CẢM NHẬN VỀ HÌNH ẢNH NGƯỜI BÀ TRONG BÀI THƠ “BẾP LỬA”.
    1. MỞ ĐOẠN:
    - Giới thiệu về người bà trong bài thơ bếp lửa.
    - Nêu tình cảm của bản thân.
    2. THÂN ĐOẠN:
    - Người bà hi sinh thầm lặng gắn với hình ảnh bếp lử và ngọn lửa ấm nóng.
    - Yêu thương và chăm chút cho đứa cháu trong hoàn cảnh khó khăn.
    - Giữ vững niềm tin nơi hậu phương.
    - Bà là người giữ lửa, truyền lửa và giúp ngọn lửa ấy cháy sáng bất diệt.

    3. KẾT ĐOẠN:
    - Khẳng định tài năng xây dựng của nhà văn.
    - Nêu tình cảm của bản thân.

      bởi Lê Trần Khả Hân 30/05/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF