OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích tình cảnh của Kiều qua 6 câu thơ đầu

tình cảnh của thuý kieèu khi ở lầu nghưng bích qua 6 câu đầu của đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

  bởi Nguyễn Lệ Diễm 12/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Trong khoảng đời lưu lạc của Kiều, Nguyễn Du luôn theo sát bước chân của nàng để cùng thông cảm, chia sẻ với nàng. Ngay từ đoạn đầu đời của bước đường lưu lạc “trước lầu Ngưng Bích”, nàng phải đối diện với chính mình trong nỗi đau bi kịch. Bi kịch nội tâm của phép tả cảnh ngụ tình. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một thành tựu đặc sắc của nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.

    Thúy Kiều thông minh, nhạy cảm, tài sắc, đang sống trong cảnh “êm đềm trướng rũ màn che”. Nhưng bất ngờ tai vạ lại ập đến với gia đình nàng. Nàng buộc phải bán mình chuộc cha, trao cả cuộc đời cho Mã Giám Sinh lưu manh, và rồi lại rơi vào chốn lầu xanh của Mụ Tú, cái lầu Ngưng Bích mà mụ dành cho Kiều ở thật ra là cái cạm bẫy để rồi đưa nàng vào cuộc đời của một cô gái lầu xanh. Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích là dự cảm về những đắng cay mà nàng sắp sửa phải gánh chịu.

    Đoạn thơ trích là một bức tranh buồn, một nỗi buồn xót xa của thân gái dặm trường phải đối với bao nghiệt ngã ở chính mình - một nỗi buồn xa xót, thê lương, buồn từ lòng người thấm vào cảnh vật, buồn từ cảnh vật xoáy vào lòng người; một nồi buồn của con người hoàn toàn cô đơn giữa khung cảnh thiên nhiên vắng lặng.

    Mở đầu đoạn thơ là khung cảnh bi kịch nội tâm Thúy Kiều:

    Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

    Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

    Bốn bề bát ngát xa trông

    Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia

    Chỉ vài nét chấm phá của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã gợi lên một tâm trạng cô đơn, trơ trọi của Thúy Kiều trước không gian mênh mông vắng lặng. Từ lầu cao ngước mắt xa trông, nàng chỉ thấy trong tầm mắt dáng núi mờ xa và một mảnh trăng gần. Bức tranh thiên nhiên thì đẹp, nhưng lòng người thì buồn, nên cảnh cùng đeo sầu. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nhìn xuống mặt đất thì cảnh vật bốn về xa trông bát ngát, bên thì “cát vàng cồn nọ” nhấp nhô, lượn sóng, bên thì “bụi hồng dặm kia” thưa thớt thoáng hiện dưới ánh trăng vàng. Bức tranh thiên nhiên dù nên thơ, thoáng đãng, nhưng lại rất tĩnh - cái tình lặng gần như tuyệt đối ấy, cái mênh mông vắng lặng ấy lại càng khắc sâu thêm nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của nàng. Để rồi nỗi cô đơn ấy lại càng đấy lên đến mức tuyệt đối:

    Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

    Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng.

    Hình ánh “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Thời gian và không gian hãm con người nơi đất lạ, miền xa. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm đèn khuya” để mà tự thổn thức, tự hoài niệm. Thật oái oăm cho cảnh, “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Một nửa là tâm sự của Thúy Kiều và nửa kia là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích. Hai nỗi ấy đan xen vào nhau, làm choáng ngợp lòng Kiều, khiến Kiều đau đớn bơn, tan tác hơn. Nàng đắm chìm trong nỗi buồn cô đơn, tuyệt vọng.

    Trong nỗi buồn cô quạnh đó, hình ảnh người thân lại hiện về. Nàng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được Nguyễn Du miêu tá thật xúc động và sâu sắc trong lời độc thoại nội tâm.

      bởi Ngọc Bích 12/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF