OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu ý biểu tượng của 2 câu thơ cuối của bài Đồng chí

nêu ngắn gọn ý biểu tượng của 2 câu thơ cuối của bài thơ đồng chí - Chính Hữu ! giúp mình ~

  bởi hà trang 23/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Đầu súng trăng treo- hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trưng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu- trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc. Súng là con người, trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến. Súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường- Trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hoà tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem: giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng Khát Vọng Hoà Bình, nó tượng trưng cho tư thế lạ quan bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.
    Cái thân của câu thơ “Đầu súng trăng treo” nằm ở từ “treo”, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nữa bằng từ “lên” cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng “treo”. Phải, chỉ có “Đầu súng trăng treo” mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng “đứng chờ giặc tới”, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại “đêm nay” trong một không gian mà mặt đất là “rừng hoang sương muối” lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội hoạ nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan” và Phạm Tiến Duật thì “Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa” hay Hoàng Hữu “Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa. Ai bỏ quên ở phía chân trời…”. Nhưng có lẽ cô kết nhất, hay nhất vẫn là “Đầu súng trăng treo”.
    Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hun lấy hình ảnh “Đầu súng trăng treo” làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạng nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam nhưng chưa có sự kết hợp kì diệu nào bằng hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu.

    hoặc thêm bài nì nì :

    Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" gây ấn tườg rất đậm nét.. Chỉ vẻn vẹn có 4 tiếng làm nhiệm vụ kết thúc bài và để lại hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú : súng và trăng là gần và xa, là cứng rắn và dịu hièn, là thực tại và mơ mộng, là chất chiến đấu và chất trữ tình, là chiến sĩ và thi sĩ... Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hòa với nhau trong cuộc đời người lính cách mạng. "Đầu súng trăng treo" cũng có thể xem là biểu tượng cho thơ ca kháng chiến - nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn.
    Chất hiện thực của câu thể hiện ở chỗ, tác giả miêu tả 1 cách cụ thể về hình ảnh người lính giương súng chờ giặc trong đêm "rừng hoang sương muối" là lúc mà có sự xuất hiện của vầng trăng. Yếu tố lãng mạn ở chỗ là hình ảnh vầng trăng trên đầu súng rất nên thơ, tạo được cảm xúc dào dạt cho người đọc.:39:

    Mặt khác, trăng và súng là 2 hình ảnh đối lập nhau nhưng lại đặt trong mối wan hệ với nhau! Trăng là biểu tượng cho cuộc sống tươi đẹp, cho hòa bình, hạnh phúc và ước mơ vươn tới của con người.(cái nỳ făng ko bit đúng ko) .Súng là biểu tượng cho chiến tranh nhưng cũng trở thành lý tưởng cao đẹp, tinh thần chiến đấu vì cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Trăng là vẻ đẹp lãng mạn, súng là hiện thực. Dù đối lập nhưng 2 hình ảnh này đã tôn thêm vẻ đẹp cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn mỹ của người lính. Không fải ngẫu nhiên mà CH đã đưa ra 3 hình ảnh (người lính, khẩu súng, vàng trăng) gắn kết trong ko gian hiện thực "rừng hoang sương muối", vì wa đó nhà thơ muốn khẳng định khát vọng về cuộc sống bình yên. Để thực hiện điều đó, người lính bấy giờ fải cầm súng, chiến đấu với giặc, vì hòa bình, cho ánh trăng mãi rạng ngời trên quê hương .

      bởi trần hoàng long 23/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF