OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Anh chị hãy bình luận câu thơ: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Anh chị hãy bình luận câu thơ: Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

  bởi thi trang 16/01/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XIX. Ông để đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như Lục Vân Tiên. Qua bài thơ này ông muốn khẳng định và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người. Lục Vân Tiên là một vị anh hùng nghĩa hiệp dám xả thân cứu người. Hành động đó là một bài ca hùng tráng của người anh hùng trong xã hội loạn lạc thời phong kiến luôn chèn ép và áp bức những con người nhỏ bé trong xã hội.

    Sau khi giải cứu được Kiều Nguyệt Nga khỏi tay Phong Lai, Lục Vân Tiên đã có những cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Nhưng Kiều Nguyệt Nga lại lo sợ rằng nhỡ chúng quay quay lại trả thù nên rất áy náy nhưng Lục Vân Tiên thì rất bình thản cười rồi nói:

    Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

    Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

    Ở đây ý thơ muốn nói với mọi người rằng “Kiến nghĩa bất vi” là thấy những việc nghĩa, việc giúp người mà không làm, “Phi anh hùng” thì chẳng phải là anh hùng. Ý thơ như nói về phẩm chất cao đẹp của người anh hùng trượng nghĩa, một lối sống đẹp trong nhân cách con người, coi việc giúp người là trách nhiệm cao cả và phải luôn thực hiện chúng khi nhìn thấy những người gặp khó khăn.

    Việc nghĩa ở đây được hiểu là tình thương của con người, sự bênh vực che chở những người yếu thế trong xã hội đang bị đàn áp, bị hại. Vì thế muốn là anh hùng trước hết phải là một người có tấm lòng bao dung, lương thiện biết quan tâm, giúp đỡ đối với người xung quanh. Đã là anh hùng thì phải gắn bó với nhân dân, hết lòng giúp đỡ nhân dân trong mọi hoàn cảnh. Có như vậy thì mới xứng với danh hiệu là người anh hùng.

    Hai câu thơ rất ngắn nhưng đã nói lên chí làm anh hùng của con người rất là lớn lao và đúng đắn. Trong nhân dân thì nhân nghĩa là nội dung đạo lý ở đời. Những người nhân nghĩa thì mới được nhân dân tin tưởng và quý trọng . Chính vì thế khi đã trở thành anh hùng thì phải ra sức giúp đỡ nhân dân dù có ảnh hưởng đến bản thân cũng dám đứng lên chống lại những cái ác mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân dân. Như vậy nhân dân sẽ tin tưởng và quý trọng .

    Còn bọn bất lương là bọn bất nghĩa luôn làm việc ác chống lại nhân dân. Từ đó làm cho nhân dân luôn phải sống trong lo sợ. Và chuyên đi làm những việc xấu hại người. Bọn bất nhân bất nghĩa này phải được trừng trị một cách thích đáng. Vì thế là một anh hùng thì phải có sự dũng cảm kiên cường, dám chống lại cái xấu, cái ác, chống lại cái cường quyền, bạo ngược để dành lại những điều tốt đẹp nhất cho nhân dân. Như vậy mới xứng đáng là anh hùng để người đời nhớ ơn và quý trọng.

    Như vậy ta thấy được quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện trong truyện Lục Vân Tiên là rất cao cả. Một vị anh hùng gắn với nhân nghĩa: trung, hiếu, tiết, hạnh. Sống trong một môi trường rối ren loạn lạc, lừa thầy phản bạn ấy vậy mà toát lên vẻ đẹp cao quý của một con người không bị vùi dập mà biết đứng lên đấu tranh giành lại cái tốt đẹp trong xã hội. Đồng thời cho người đọc thấy được dù xã hội có rối ren, cái xấu lộng hành thì vẫn có những người có phẩm chất cao đẹp biết đi giúp đỡ và đứng lên chống lại các xấu cái ác đó. Điều đó chứng tỏ rằng Nguyễn Đình Chiểu có một cái tâm rất là sáng. Vì thế Bảo Định Giang đã nhận định: “Nguyễn Đình Chiểu tuy mù lòa, nhưng tâm hồn ông vằng vặc như sao bắc đẩu”.

    Quan niệm về anh hùng ở nước ta rất sâu sắc mang màu sắc của thời đại. Dù như thế nào thì hình tượng anh hùng là những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội. Biết giúp đỡ những người yếu thế và giành lại quyền lợi cho nhân nhân. Không vì thấy sự đàn áp mà thấy sợ. Đã là một anh hùng thì phải có lòng gan dạ, dũng cảm đứng lên đấu tranh với cái xấu, cái ác và mang lại công bằng cho nhân dân. Như vậy qua đây ta thấy được người anh hùng là những người có phẩm chất cứu người tốt đẹp. Và luôn được người đời nể trọng.

    Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu như một đạo lý ở đời hướng con người ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Như vậy mỗi con người muốn mình là một anh hùng thì trước hết là một người có lòng dũng cảm dám đương đầu với những khó khăn. Đặc biệt khi xã hội càng phát triển chúng ta cần phải càng khơi dậy trí tuệ của những thế hệ sau để làm nên động lực, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam để xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

      bởi khanh nguyen 16/01/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF