OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tâm trạng của hổ trong cảnh tù hãm ở vườn Bách Thú như thế nào

  bởi Lê Minh 22/02/2021
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • - Câu thơ đầu vang lên rất đột ngột, trực tiếp diễn tả hành động, tâm trạng, tư thế của con hổ trong cũi sắt. Hai từ đáng lưu ý: Gậm và khối.

    - Gậm: dùng răng, miệng ăn dần, cắn dần, chậm chạp, kiên trì -> động từ diễn tả hành động bứt phá nhưng chủ yếu thể hiện sự gặm nhấm đầy uất ức vì bị mất tự do.

    => Câu thơ khiến người đọc cảm nhận được một cách rõ nét về sự bất lực hoàn toàn, con hổ đã thật sự buông xuôi, ngày đêm gậm nhấm khối căm hờn mà theo thời gian cứ rắn thêm, lớn thêm như một khối u sầu, nhức nhối, nó khinh bỉ lũ người bên ngoài,nó cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Hổ thấm thía thân phận "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn".

    - Có thể nhận thấy hình ảnh con hổ thân thể thì bị giam hổ trong tù ngột ngạt nhưng hồn thì ở ngoài giang sơn, khao khát tung hoành khắp nơi. Qua tâm linh của loài hổ, rừng núi hiện lên trong vẻ kì vĩ đắm say. Kì vĩ vì thâm nghiêm bóng cây già; kì vĩ vì dữ dội oai hùng với từ gào, hét, thét, dữ dội; kì vĩ vì hoang vu bí ẩn: hang tối, thảo hoa không tên tuổi, riêng phần bí mật.

    - Nghệ thuật: Nhân hoá, gợi tả nhấn mạnh tâm trạng của hổ.

    - Đoạn văn đã tái hiện được sự nhàm chán, giả dối một cách bịp bợm ở vườn Bách thú, nơi mà con hổ đang bị tù hãm. Những điều ấy thực chất là do chính bàn tay con người tạo nên. Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho thực tại xã hội đương thời, được cảm nhận bởi những tâm hồn yêu nước lãng mạn.

      bởi Lê Tấn Vũ 23/02/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF