OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày suy nghĩ của mình về mục tiêu sống

  bởi minh thuận 24/05/2020
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục tiêu sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ.

    Chuyện thành công hay thất bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính “mục tiêu". Con người phải có mục tiêu sống. Mục tiêu sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. “Mục tiêu” là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có “mục tiêu” nào cả. Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nện hay không nên khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc gì, con người thường đặt ra “mục tiêu” ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhằm mục đích cải thiện đời sống con người. “Mục tiêu” sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người. Có “mục tiêu”, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm.

    Ngược lại, nếu sống không có “mục tiêu” con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa. Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có “mục tiêu” sông lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ. Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là “mục tiêu” tốt đẹp. “Mục tiêu” đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể. Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: “Học để làm gì" hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ nhụt chí nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập. Quá trình học tập lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu không mệt mỏi của người học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để “làm người”. Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia đình và giúp đời. Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phạn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới.

    Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình độ hiểu biết nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được mục tiêu sống tốt đẹp.

      bởi Nguyen Nhan 24/05/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF