OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tâm trạng của Trương Ba như thế nào khi đối thoại với người trong nhà

Tâm trạng của Trương Ba như thế nào khi đối thoại với người trong nhà ? So sánh tâm trạng của Trương Ba khi đối thoại với người thân và xác thịt?

  bởi Anh Tuấn 05/04/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • 1.Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

    • Lưu Quang Vũ là một trong những kịch gia tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật VN hiện đại. Kịch của ông thường đề cập đến những vấn đề có tính thời sự xã hội và chứa đựng những triết lí nhân sinh sâu sắc, thấm đượm tính nhân văn.
    • “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một trong những vở kịch gây tiếng vang nhất của LQV. Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã dựng thành một vở kịch nói hiện đại, tập trung thể hiện tình cảnh trớ trêu và nỗi đau khổ, dằn vặt của Trương Ba từ khi “bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó, tác giả đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng triết lí sâu sắc.

    2. Cuộc đối thoại giữa Hồn và xác:

    a, Hoàn cảnh dẫn đến cuộc đối thoại:

    • Sau khi được sống lại trong thể xác hàng thịt, Hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái và bản thân Trương Ba cũng bị lây nhiễm một số thói xấu cùng với những nhu cầu vốn không phải của bản thân ông. Những điều đó làm Trương Ba vô cùng đau khổ.
    • Trong tâm trạng đau đớn, chán chường trước cuộc sống không thật là mình, trước cái chỗ ở không phải của mình, Hồn Trương Ba khao khát tách xa, rời khỏi thể xác thô lỗ: “Ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!”.

    b, Diễn biến cuộc đối thoại:

    b1. Hồn Trương Ba và XHT tranh luận về sức mạnh của thể xác (Tư tưởng hồn – xác độc lập):

    - Hồn Trương Ba:

    • Tức tối, phẫn nộ và khinh bỉ thể xác.
    • Phủ nhận sức mạnh của thể xác “không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u, đui mù”, “không có tư tưởng, không có cảm xúc”, cho rằng những nhu cầu của xác thịt là thấp hèn.
    • Khẳng định một cách đầy tin tưởng và tự hào về sự “trong sạch” trong tâm hồn mình.

    - Xác hàng thịt:

    • Mỉa mai, giễu cợt, gọi Hồn Trương Ba là cái “linh hồn mờ nhạt...khốn khổ”.
    • Tự tin trước sức mạnh ghê gớm của mình, át cả linh hồn cao khiết của Trương Ba.
    • Đưa ra dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục để khẳng định sức mạnh của mình, khiến Trương ba bối rối.

    b2, Hồn Trương Ba và xác hàng thịt tranh luận về vai trò của thể xác (tư tưởng hồn – xác là một, xác chi phối hồn):

    - Xác hàng thịt:

    • Khẳng định mình là “cái bình để chứa đựng linh hồn”.
    • Tự hào về vai trò của thể xác trong việc thỏa mãn những nhu cầu của linh hồn.
    • Phê phán, chế giễu sự coi thường của linh hồn trước những nhu cầu của thể xác và đấu tranh có những nhu cầu chính đáng của mình.
    • Ve vuốt, đề nghị Hồn Trương Ba trở về sống hòa hợp với mình.

    => Chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lí lẽ giảo hoạt -> trở thành kẻ thắng thế, buộc Trương Ba phải quy phục mình.

    - Hồn Trương Ba:

    • Một mặt tức tối trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt, mặt khác bối rối, lúng túng, không thể phản bác những ý kiến đó.
    • Chấp nhận trở lại xác hàng thịt trong nỗi đau khổ, tuyệt vọng.

    => Hồn Trương Ba bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí, tuyệt vọng -> trở thành người thua cuộc.

    3. Đánh giá:

    - Cuộc đối thoại thể hiện nhân vật Hồn Trương Ba:

    • Cảnh ngộ bi kịch: bị tha hoá, bị thể xác sai khiến.
    • Tâm trạng đau khổ, giằng xé trước cuộc sống trái tự nhiên.
    • Phẩm chất cao đẹp: luôn tự hào về đời sống tâm hồn của mình; dũng cảm nhìn thẳng vào sự tha hoá của bản thân; nỗ lực đấu tranh với nghịch cảnh, với dục vọng tầm thường để vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

    - Nghệ thuật xây dựng cuộc đối thoại:

    • Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung đột giữa cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và thể xác. Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.
    • Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong.
    • Lời thoại 13 lời hồn, 13 lời xác, ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mỉa mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật.

    4.Triết lí nhân sinh từ cuộc đối thoại:

    • Linh hồn và thể xác là hai mặt tồn tại không thể thiếu trong một con người, cả hai đều đáng trân trọng. Một cuộc sống đích thực chân chính phải có sự hài hoà giữa linh hồn và thể xác.
    • Tác giả một mặt phê phán những dục vọng tầm thường, sự dung tục của con người, mặt khác ông vạch ra quan niệm phiến diện, xa rời thực tế khi coi thường giá trị vật chất và những nhu cầu của thể xác.
    • Con người cần có sự ý thức chiến thắng bản thân, chống lại những nghịch cảnh số phận, chống lại sự giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.
      bởi 重要 乗算 23/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tên trung ak

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • như trên

      bởi Nguyễn Anh Kiệt 29/04/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF