So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
So sánh hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam?
Câu trả lời (1)
-
Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn học trước CMT8 năm 1945. Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Điều này được phản ánh rõ nhất qua hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
Mặc dù cùng miêu tả về hình ảnh phố huyện nghèo nhưng hai tác giả lại có những cách tiếp cận khác nhau từ thời gian, âm thanh, mùi…Tổng hòa những yếu tố trên đây mới tạo nên được bức tranh phố huyện một cách rõ nét nhất.
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” chúng ta thấy hình ảnh phố huyện nghèo theo chiều rộng và sâu hơn. Với hình ảnh “xóm ngụ cư” cho đến khu nhà kho, quán chợ nghèo nàn với đám người sắp chết đói đang ngồi vật vờ. Bóng đen của nạn đói năm Ất Dậu đã phủ kín trên không gian phố huyện. Ngay từ những dòng đầu tiên tác giả đã mô tả hình ảnh phố huyện qua những con đường ngoằn nghèo đi vào xóm chợ. Đi theo con đường này những thân phận con người được làm rõ hơn.
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi trộn với mùi gây của xác người chết. Mùi đốt đống rấm ở những căn nhà không may có người thân qua đời thoảng vào gió khét lẹt. Âm thanh của phố huyện là tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo cứ gào lên thảm thiết. Xen lẫn trong đó tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết đói. Tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến cho đàn quạ trên những cây gạo bay tán loạn.
Hình ảnh con người trong phố huyện của Kim Lân là đám người đói khắp nơi “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ…” Không một sáng nào mà “không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”. Những con người còn sống thì cũng được ví như những bóng ma dật dờ đi lại.
Hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được hiện ra nhẹ nhàng hơn so với “Vợ Nhặt”. Phố huyện có mùi ẩm mốc bốc lên từ bãi rác và hơi nóng của ban ngày trộn với mùi cát bụi từ những con đường. Âm thanh của phố huyện được hiện lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều. Tiếng trống cầm canh điểm nhịp trong đêm. Tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng. Tiếng muỗi vo ve, tiếng cót két của chiếc chõng tre sắp gãy mà chị em Liên đang ngồi. Tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên. Những âm thanh rất quen thuộc gợi lên một phố huyện yên bình.
Con người trong phố huyện của Thạch Lam khá ít ỏi. Hai chị em Liên, gia đình nhà bác hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần đêm. Không gian phố thị khá vắng vẻ sự xuất hiện của những con người cũng mờ nhạt vì dụng ý tác giả tập trung vào miêu tả hai nhân vật chính nhiều hơn.
Từ những nét miêu tả trên đây ta thấy khung cảnh phố huyện ở xóm ngụ cư và phố huyện của hai chị em Liên có nhiều nét tương đồng về không gian. Đều lột tả được sự nghèo đói xác xơ của những con người nơi phố huyện. Nhưng trong văn của Thạch Lam thì đó là những kiếp người tàn tạ, quẩn quanh trong nhịp sống đơn điệu tẻ nhạt. Và mong ước của chị em Liên là có một đời sống tinh thần phong phú hơn.
Còn với Kim Lân ông mô tả phố huyện dưới nạn đói một cách khốc liệt. Nạn đói hoành hành dữ dội bốc lên mùi tử khí. Nhưng âm thanh thê lương của tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu xao xác đến nao lòng. Những con người nơi phố huyện nghèo của Kim Lân chỉ mong có cái ăn để sống qua ngày. Và vì miếng ăn mà họ đành bán rẻ nhân cách, bán rẻ cả bản thân để có thể được sống.
Bằng nghệ thuật tả cảnh xuất sắc cả Kim Lân và Thạch Lam đã vẽ thành công hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm của mình. Nếu như phố huyện của Thạch Lam mang đến nét bình yên và mộc mạc. Thì phố huyện của Kim Lân lại hiện lên ai oán với tiếng khóc và hình ảnh những bóng ma dật dờ trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.
bởi ngọc trang11/12/2019
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời