OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích về nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn?

Phân tích về nhân vật Hạ Du trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn?

  bởi ngọc trang 12/12/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • Lỗ Tấn là nhà văn lớn, người đặt những viên gạch đầu tiên cho văn học cách mạng Trung Quốc, bàn về vai trò, vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc, Quách Mạc Nhược đã từng khẳng định “Trước Lỗ tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn”. Bằng tài năng và tấm lòng của mình, Lỗ Tấn hướng ngòi bút đến phản ánh những hiện thực nóng bỏng của xã hội, chủ trương dùng văn chương như một thứ thuốc tinh thần để chữa bệnh cho người dân Trung Quốc “ chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn chữa bệnh về thể xác”. Truyện ngắn Thuốc được sáng tác tác theo quan điểm đầy nhân văn đó, truyện không chỉ phản ánh sự u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc trong xã hội đương thời mà còn thể hiện bi kịch của người làm cách mạng nhưng không nhận được sự ủng hộ của nhân dân, thể hiện trực tiếp qua nhân vật Hạ Du.

    Nhân vật Hạ Du không được miêu tả trực tiếp mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những câu chuyện, những dòng suy tư của các nhân vật trong truyện nhưng nhân vật lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện ngắn.

    Cảm nhận về hình tượng nhân vật Hạ Du trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

    Nhân vật Hạ Du được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là người chiến sĩ Thu Cận, như Lỗ Tấn từng tâm sự “ Viết Hạ Du là để kỉ niệm Thu Cận, một nữ chiến sĩ cách mạng của Quang Phục hội”, nữ chiến sĩ này là người khai sáng cho từ Trung Quốc nữ báo để tuyên truyền giải phóng phụ nữ, bà là người có nhiều đóng góp cho cách mạng nhưng lại có cuộc đời ngắn ngủi khi phải lên đoạn đầu đài khi 36 tuổi.

    Hạ Du là người sớm được giác ngộ cách mạng, có lí tưởng cách mạng rõ ràng, cao đẹp: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành độc lập, tự do cho nhân dân. Mang trong mình những lí tưởng cao đẹp nhưng trong mắt của vợ chồng lão Hoa, những người trong quán trà và rất nhiều người trong xã hội ngoài kia thì Hạ Du chỉ là “thằng quỷ sứ”, “thằng khốn nạn”, là một kẻ điên. Mọi người xung quanh đều hiểu lầm về người chiến sĩ ấy.

    Những người trong quán trà vui sướng khi nghe kể chuyện Hạ Du bị tên cai ngục giáng cho hai cái tát vì đã tuyên truyền “thiên hạ Mãn Thanh là của chúng ta”, theo họ thì Hạ Du bị xử tử là rất đáng, không có gì phải thương hại. Ngay cả khi đã bị xử tử, máu của anh nhỏ xuống pháp trường cũng trở thành thứ “hàng hóa” có thể mang ra kinh doanh, để trở thành thứ thuốc thần kỳ có thể chữa bệnh cho thằng Thuyên, con trai độc đinh của vợ chồng lão Hoa.

    Bi kịch lớn nhất trong cuộc đời làm cách mạng của Hạ Du là bi kịch bị hiểu lầm, bị nhân dân quay lưng. Ngay mẹ của Hạ Du cũng hiểu lầm về con, tỏ ra xấu hổ với những việc con mình đã làm, chú ruột của anh lại là người “bán đứng”, tố cáo anh để đổi lấy mấy đồng bạc.

    Khi đã chết, mộ của Hạ Du cũng bị xếp về phía bên phải của nghĩa trang, nơi dành riêng cho những người tử tù và những người bị xử án chém. Con đường mòn đi vào nghĩa trang cũng trở thành biểu tượng cho sự ngăn cách giữa sự hiểu lầm, cách li của nhân dân với sự nghiệp cách mạng cao cả của người chiến sĩ ấy. Sự ngăn cách này cũng đã phản ánh thực trạng mê muội, lạc hậu của quần chúng nhân dân khi xa rời chính trị, một phần do sự xa rời quần chúng của những người làm cách mạng.

    Hình ảnh Vòng hoa hồng hồng, trắng trắng trên mộ của Hạ Du phần cuối tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng của tác giả Lỗ Tấn cũng như hàng triệu độc giả trước sự hy sinh cao cả của người chiến sĩ ấy. Chiếc vòng hoa không chỉ làm cho người mẹ Hạ Du xúc động vì cuối cùng cũng phần nào hiểu được con mà còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của cách mạng.

      bởi hà trang 13/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lỗ Tấn là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc. Ông chủ trương lấy tác phẩm của mình để chữa trị căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Thuốc là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, được sáng tác năm 1919 khi cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Trong truyện ngắn này, bên cạnh hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu đầy ám ảnh, ta còn ấn tượng sâu sắc với nhân vật Hạ Du, người cách mạng nhưng lại chịu cái án xử tử đầy bi thảm.

    Ở tác phẩm trước hết là sự xuất hiện của nhân vật đám đông, họ xuất hiện lần đầu tiên vào buổi sáng sớm, ở pháp trường, khung cảnh diễn ra vô cùng náo loạn. Trong họ mang niềm phấn khích tột cùng, háo hức đến xem cảnh hành hình người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Lần thứ hai đám đông được tác giả khắc họa khi trời đã sáng hẳn, lúc này không gian có sự thay đổi, từ pháp trường dịch chuyển về quán trà của lão Hoa, họ bàn tán, bình luận về người tử tù, về cái chết của tử tù, về những việc Hạ Du đã làm.

    Nhân vật Hạ Du không được trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích này mà chỉ được xuất hiện trong những lời bàn tán của những người khách bên quán trà của nhà ông Hoa. Nhân vật này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích, bởi nó là mắt xích chi phối toàn bộ sự việc trong tác phẩm. Nhân vật Hạ Du là nhân vật biểu hiện cho lý tưởng cách mạng, là người chiến sĩ giác ngộ cách mạng rất sớm khi nhận ra dân tộc mình đang sống trong bóng tối của sự u mê. Thậm chí có người còn nói anh là điên, là khùng, dở hơi đi làm những chuyện đó.

    Hạ Du dành cả cuộc đời, tuổi xuân của mình để hoạt động cách mạng, thậm chí khi bị giam giữ trong trại giam đợi ngày tử hình thì Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của anh lại không được đền đáp, đấu tranh, dâng hiến cả sự sống cho sự nghiệp đấu tranh của nước nhà nhưng điều Hạ Du nhận lại chỉ là sự miệt thị, coi thường của quần chúng. Ngay cả mẹ của anh cũng không thể hiểu được những điều anh đang làm và từng có lúc xấu hổ vì có người con là kẻ phản tặc, chú ruột của anh vì cái lợi trước mắt mà bán đứng anh cho chính quyền.

    Bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc, họ không thấy được cái giá trị, việc làm của Hạ Du. Tác giả phê phán, vạch rõ sự u mê, mù quáng, lạc hậu của quần chúng, những kẻ không có tinh thần dân tộc, tư tưởng mất gốc, lạc hậu về chính trị. Qua dư luận của quần chúng, nhà văn Lỗ Tấn cho ta hiểu nhiều điều gì về các chiến sĩ cách mạng ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Qua biểu hiện của dư luận và sự ghẻ lạnh của quần chúng cho thấy sự thoát li quần chúng của nhân vật Hạ Du. Hoạt động cách mạng của hạ Du quá đơn độc theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Điều đó thức tỉnh con người rằng nếu các chiến sĩ cách mạng không giác ngộ quần chúng để khi chết không ai hiểu gì về ý nghĩa về việc làm của mình thì mọi lý tưởng cao đẹp cũng trở thành vô nghĩa lý.

    Qua hình ảnh nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng, cảm phục nhân cách, lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa đến những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.

    Ở cuối truyện, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du chính là niềm lạc quan của tác giả về con người và tương lai của dân tộc. Mẹ Hạ Du thăm mộ vào tiết Thanh minh và phát hiện có vòng hoa trên mộ, bất giác bà giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, rồi bà ngạc nhiên đến sững sờ. Vòng hoa không có nhiều hoa nhưng được đặt rất chỉnh tề, trang trọng. Với hình ảnh vòng hoa trên mộ thể hiện một niềm mơ ước, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, không phải mọi người đều hững hờ.

      bởi thi trang 13/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Lỗ Tấn là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Trung Quốc. Ông chủ trương lấy tác phẩm của mình để chữa trị căn bệnh tinh thần cho người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Thuốc là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông, được sáng tác năm 1919 khi cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ. Trong truyện ngắn này, bên cạnh hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu đầy ám ảnh, ta còn ấn tượng sâu sắc với nhân vật Hạ Du, người cách mạng nhưng lại chịu cái án xử tử đầy bi thảm.

    Ở tác phẩm trước hết là sự xuất hiện của nhân vật đám đông, họ xuất hiện lần đầu tiên vào buổi sáng sớm, ở pháp trường, khung cảnh diễn ra vô cùng náo loạn. Trong họ mang niềm phấn khích tột cùng, háo hức đến xem cảnh hành hình người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Lần thứ hai đám đông được tác giả khắc họa khi trời đã sáng hẳn, lúc này không gian có sự thay đổi, từ pháp trường dịch chuyển về quán trà của lão Hoa, họ bàn tán, bình luận về người tử tù, về cái chết của tử tù, về những việc Hạ Du đã làm.

    Nhân vật Hạ Du không được trực tiếp xuất hiện trong đoạn trích này mà chỉ được xuất hiện trong những lời bàn tán của những người khách bên quán trà của nhà ông Hoa. Nhân vật này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích, bởi nó là mắt xích chi phối toàn bộ sự việc trong tác phẩm. Nhân vật Hạ Du là nhân vật biểu hiện cho lý tưởng cách mạng, là người chiến sĩ giác ngộ cách mạng rất sớm khi nhận ra dân tộc mình đang sống trong bóng tối của sự u mê. Thậm chí có người còn nói anh là điên, là khùng, dở hơi đi làm những chuyện đó.

    Hạ Du dành cả cuộc đời, tuổi xuân của mình để hoạt động cách mạng, thậm chí khi bị giam giữ trong trại giam đợi ngày tử hình thì Hạ Du vẫn hiên ngang tuyên truyền lý tưởng cách mạng. Tuy nhiên, mọi nỗ lực của anh lại không được đền đáp, đấu tranh, dâng hiến cả sự sống cho sự nghiệp đấu tranh của nước nhà nhưng điều Hạ Du nhận lại chỉ là sự miệt thị, coi thường của quần chúng. Ngay cả mẹ của anh cũng không thể hiểu được những điều anh đang làm và từng có lúc xấu hổ vì có người con là kẻ phản tặc, chú ruột của anh vì cái lợi trước mắt mà bán đứng anh cho chính quyền.

    Bộ mặt tàn bạo của xã hội phong kiến Trung Quốc, họ không thấy được cái giá trị, việc làm của Hạ Du. Tác giả phê phán, vạch rõ sự u mê, mù quáng, lạc hậu của quần chúng, những kẻ không có tinh thần dân tộc, tư tưởng mất gốc, lạc hậu về chính trị. Qua dư luận của quần chúng, nhà văn Lỗ Tấn cho ta hiểu nhiều điều gì về các chiến sĩ cách mạng ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Qua biểu hiện của dư luận và sự ghẻ lạnh của quần chúng cho thấy sự thoát li quần chúng của nhân vật Hạ Du. Hoạt động cách mạng của hạ Du quá đơn độc theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Điều đó thức tỉnh con người rằng nếu các chiến sĩ cách mạng không giác ngộ quần chúng để khi chết không ai hiểu gì về ý nghĩa về việc làm của mình thì mọi lý tưởng cao đẹp cũng trở thành vô nghĩa lý.

    Qua hình ảnh nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng, cảm phục nhân cách, lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du, đồng thời bộc lộ lòng thương cảm sâu xa đến những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi.

    Ở cuối truyện, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du chính là niềm lạc quan của tác giả về con người và tương lai của dân tộc. Mẹ Hạ Du thăm mộ vào tiết Thanh minh và phát hiện có vòng hoa trên mộ, bất giác bà giật mình. Rõ ràng có một vòng hoa, rồi bà ngạc nhiên đến sững sờ. Vòng hoa không có nhiều hoa nhưng được đặt rất chỉnh tề, trang trọng. Với hình ảnh vòng hoa trên mộ thể hiện một niềm mơ ước, nguồn an ủi, niềm tin của tác giả vào sự hi sinh của người chiến sĩ cách mạng, không phải mọi người đều hững hờ.

      bởi thi trang 13/12/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF