Phân tích truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
Phân tích truyện Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
Câu trả lời (1)
-
Truyện viết năm 1966, lúc Bến Tre đã đồng khởi, nhân dân miền Nam đã cầm vũ khí đánh lại Mĩ - Ngụy, giành quyền sống và giải phóng quê hương. Chiến và Việt lớn lên trong cảnh tang tóc của gia đình và trong cuộc đứng dậy đồng khởi vĩ đại của quê nhà.
Nguyễn Thi thuộc lớp nhà văn cầm súng. Ông hi sinh trong vị trí, tư thế chiến đấu giữa mùa xuân tiến công và nổi dậy năm 1968 trong trận đánh vào Sài Gòn. Trước đó, ông có mặt ở những vùng chiến trận khốc liệt (Củ Chi đất thép...)
Trong truyện Anh chiến sĩ trẻ Việt bị thương nặng trong trận đọ súng với lính Mĩ. Tỉnh dậy lần đầu tiên vào ban đêm, Việt thấy mình lạc đơn vị, khắp người anh rỉ máu giữa trận địa đầy xác giặc. Việt chộp súng, dùng răng lên đạn, sẵn sàng chiến đấu. Tỉnh dậy lần thứ hai, Việt nhớ về quê nhà, nhớ chú Năm với cuốn sổ ghi chuyện, ghi công gia đình. Choàng dậy lần thứ ba, Việt phát hiện hai mắt không còn nhìn thấy gì, cả chín ngón tay đều bị thương. Anh nhớ đến câu chuyện má kể việc đi đòi đầu ba bị giết hại thời đánh Pháp. Việt tỉnh dậy lần thứ tư vào đêm thứ hai. Nghe thấy tiếng súng của ta, Việt chuẩn bị lựu đạn và súng để hiệp đồng và ráng bò lết về phía trận đánh. Anh tiếp tục nhớ lại ngày tranh nhau cùng chị Chiến tòng quân. Rồi hai chị em cùng được nhập ngũ một lần và thu xếp việc nhà, khiêng bàn thờ má đi gửi để yên tâm đi chiến đấu.
Sau ba ngày tìm kiếm, mấy lần chạm súng với địch, tiểu đội của Việt đã gặp được anh.
Nhân vật Việt
Ý chí chiến đấu mạnh mẽ và tình cảm đậm đà bộc lộ khi Việt bị thương rất nặng, cố tìm về đồng đội.
Hoàn cảnh và thể trạng: Việt lạc đơn vị giữa rừng đầy xác giặc; chân tay tê dại nhức nhối; khắp người rỉ máu; miệng tê cứng không la lên được; mắt cũng bị thương, không nhìn thấy gì. Mỗi lúc Việt càng thêm kiệt sức.
Tính cách và tâm trạng
Cố bò đi tìm đồng đội và sẵn sàng chiến đấu bằng khẩu súng của mình. Mười ngón tay không lên đạn được. Việt dùng răng giật cơ bấm, đưa ra một viên đạn lên nòng. Chi tiết này nói lên tinh thần chiến đâu, ý chí diệt giặc ở Việt rất mạnh.
Nhớ về quê nhà, nhớ chị. nhớ chú Năm, nhớ má, nhớ ngày tòng quân. Đặc biệt Việt nhớ hình ảnh má rất rành rõ (ngày mấy chị em theo má đi đòi đầu ba, ngày hai chị em khiêng bàn thờ má đi gửi để lên đường chiến đấu). Trong tâm tưởng Việt, má là người phụ nữ lao động khỏe mạnh, xốc vác, đảm đang việc nhà việc nước (đôi vai lực lưỡng, đôi mắt mở to, bắp chân tròn vo luôn dính sình đất, hai bàn tay to bản...).
Tóm lại, Việt đã bị thương, không nhìn được bằng con mắt thường anh đã nhìn sự việc hiện tại và quá khứ bằng con mắt của ý chí, của tâm tưởng. Qua đó nhân vật bộc lộ nghị lực, ý chí, tinh thần chiến đấu cao và tình yêu thương đậm dà, hồn nhiên. Cũng như chị, nhân vật trẻ này nhập ngũ không phải vì ý thích nông nổi mà do chiều sâu nhận thức: đi đánh giặc vì căm thù và yêu thương sâu nặng. Tuy Việt hay tranh giành với chị nhưng biết nghe lời chị (lúc hai chị em bàn việc nhà), thương chị. Nhân vật này cũng thể hiện nét hồn nhiên trẻ trung, thậm chí còn tính trẻ con (chi tiết cái ná thun theo Việt đi chiến đấu; không muốn mất chị; đang bàn việc nhà mà ngủ lúc nào không biết...).
Chính tình chị em, chú cháu, má con, đồng đội đã tiếp sức cho Việt vượt qua thử thách, chiến thắng hoàn cảnh khắc nghiệt, bi đát.
Nhân vật Chiến: hiện lên qua hồi ức của cậu em
Biết lo toan, tính toán già dặn hơn lứa tuổi 20: cô đóng vai trò một người chị với lòng yêu thương, nhường nhịn; một người má với nỗi lo tính khôn ngoan mọi mặt; một người chiến sĩ khát khao chiến đấu, trả thù.
Có tinh thần quvết chiến cao (như tên của cô: Quyết Chiến). Câu nói điển hình của cô với em: “Nếu giặc còn thì tao mất” - và cô đã trở thành tiểu đội trưởng quân dịa phương.
Tóm lại, Chiến có nhiều nét giống mẹ cô (từ tính tình đến lời nói), giống như những người phụ nữ thời chiến phải đương đầu với hoàn cảnh thương đau quyết liệt. Chiến mang hình ảnh của má trong mình, nhưng lại khác hơn vì cô đã vươn lên được mạnh mẽ với khẩu súng trong tay.
Đặc sắc nghệ thuật
Khai thác những nét, khía cạnh dí dỏm, dân dã rất Nam Bộ.
Các chi tiết: Việt “giấu chị”, chú Năm ghi sổ gia đình; chị em giành nhau đi bộ đội; cái ná thun theo Việt ra trận; người mẹ lấy nón làm phao lội qua sông...
Các từ ngữ: giọng hò đục và tức như gà gáy; Việt đá trái dừa xuống mương cái đùng; Chiến hứ một cái “cóc”...
Đặt truyện trong bối cảnh đặc biệt, khác thường (một mình Việt trọng thương, bị lạc), hoàn cảnh cũng khác thường (cuộc chiến đấu quyết liệt Bến Tre là mảnh đất đồng khởi đầu tiên, xã Định Thủy, quê nhà của gia đình Việt lại là quê hương của cuộc đồng khởi vũ bão, dữ dội) nên hành động, tính cách nhân vật bộc lộ những nét khác thường (người vợ cắp rổ đi đòi đầu chồng; má Việt bỏ trái cà nông - giặc mới bắn, không nổ - vào rổ, cắp về; hai chị em giành nhau đi bộ đội, rồi cùng lên đường một lần, để lại đằng sau tất cả nhà cửa và đứa em nhỏ) đồng thời nhân vật vẫn mang những tình cảm truyền thống tốt đẹp (tình thương yêu).
Kết nối, trộn lẫn việc đánh giặc và sinh hoạt bình thường ở quê nhà.
Tên truyện là Những đứa con trong gia đình, tác giả lại kể chuyện ở chiến trường. Nói chuyện chiến trường mà lại tái hiện chuyện trong gia đình.
Viết như vậy là phản ánh trung thực một thời, trên mảnh đất khét nồng bom đạn, hầu như không còn ranh giới giữa tiền phương, mặt trận và gia đình, đánh giặc và sinh sống. Bấy giờ, ở đó, sống là cầm súng, là chiến đấu; sống là phải đương đầu với cái chết và thắng cái chết.
Truyện tái hiện thực nóng bỏng của vùng quê rất đỗi thân thương với những người con chân chất hồn nhiên mang quyết tâm cao độ cầm súng trả thù nhà nợ nước, giành lại cuộc sống.
Qua các nhận vật chính ta thấy sức mạnh truyền thống đấu tranh anh hùng của gia đình, quê hương, xứ sở. Đồng thời mỗi người lại góp một “khúc sông” xứng đáng vào con sông gia đình kiên cường, tất cả đổ vào, tạo ra biển cả truyền thống dân tộc.
bởi minh thuận 12/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời