Nghị luận xã hội “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác”.
Nghị luận xã hội “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẻ bắn vào anh bằng đại bác” - Ngữ Văn 12
Câu trả lời (1)
-
1. Giải thích:
“Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục”: hành động gạt bỏ những gì thuộc về quá khứ, quay lưng, thờ ơ, ghẻ lạnh với quá khứ…
“Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”: mệnh đề kết quả chỉ những hậu quả phải gánh chịu khi có thái độ, hành vi quay lưng lại với quá khứ…
⇒ ý nghĩa: bằng cách nói hình ảnh, tác giả muốn gửi gắm cho chúng ta một bài học nhân sinh vô cùng ý nghĩa về thái độ, cách ứng xử ở đời. Quá khứ tuy đã qua, nhưng không có nghĩa nó là vô nghĩa. Nó có thể là một quá khứ đau thương, có thể là một quá khứ huy hoàng, và dù thế nào chăng nữa, mỗi cá nhân cần biết trân trọng, gìn giữ những câu chuyện “ngày xưa” của mình. “Súng lục” chỉ sự tàn bạo, chà đạp, là hiện thân cho sự hủy hoại đến dã man, tàn bạo đến rợn người, song “đại bác” còn mang tính hủy hoại hơn rất nhiều. Vấy bẩn quá khứ hay cũng chính làm vấy bẩn tương lai của chính mình. Quá khứ cho ta những bài học từ sai lầm hay những kỷ niệm khó quên mà không gì có thể mua được, nếu ta không biết nâng niu, trân trọng nó, thay vào đó là những hành vi quay lưng, phủ nhận, gạt bỏ,… cuộc đời sẽ cho ta một tương lai không hề tốt đẹp…
2. Phân tích, giải nghĩa câu nói:
a) Tại sao?- Cuộc đời con người là một cuộc hành trình dài khám phá bản thân mình, trong suốt cuộc hành trình đó con người không tránh khỏi những sai lầm, thậm chí những sai lầm phải trả giá rất đắt. Sai lầm có thể hiện hữu ở mọi lúc, mọi nơi, ở tương lai, hiện tại và đặc biệt là quá khứ. Tuy nhiên, những sai lầm từ quá khứ là một bài học có lẽ không giá trị vật chất nào mua được, bởi vì nó từng là những cú vấp ngã ko mong muốn trong cuộc đời mà chúng ta sẽ không hề muốn vấp thêm lần nữa. Từ đó, gạt bỏ quá khứ cũng chính là gạt bỏ những bài học vô giá từ sai lầm trong quá khứ của chúngchúng ta sẽ sống hời hợt, thiếu kinh nghiệm, và tương lai sẽ lại khiến ta vấp ngã những lần tương tự như trong quá khứ…
- Ai sống trên đời cũng từng trải qua những kỷ niệm đẹp, những năm tháng ta không thể nào quên, và ta cất gọn chúng trong chiếc hộp quá khứ và ta cất chìa khóa trong trái tim mình. Đó có thể là kỷ niệm một thời học trò, một thời sinh viên, hay trong hoàn cảnh đất nước chìm trong khói bom đó là những tháng ngày “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.” Hơn ai hết, ta cảm nhận những ký ức tươi đẹp đó sâu sắc, mãnh liệt, và ta muốn có lúc nào đó thời gian sẽ ngừng trôi để ta được sống lại giây phút đó thêm một lần. Cuộc sống thiếu đi những màu sắc kỷ niệm tươi đẹp đó có lẽ sẽ u ám hơn. Ta vô tình dẫm đạp lên quá khứ đó cũng chính là dẫm đạp lên những bông hoa ký ức tươi đẹp thắp sáng cho tâm hồn ta đến tận bây giờ và mai sau. Cuộc đời luôn muốn hỏi ta sống được những gì chứ không hỏi ta sống được bao lâu. Và những kỷ niệm trong quá khứ sẽ là câu giải đáp cho câu hỏi của cuộc sống đó…
- Gạt bỏ, thờ ơ với quá khứ cũng chính là gạt bỏ chính mình. Mỗi con người có mặt trên đời không phải từ hiện tại, cũng không phải từ tương lai, mà quá khứ đã đem ta đến giây phút hiện tại này. Quên đi quá khứ cũng chính là quên đi gốc tích, quên đi cội nguồn của ta, quên đi người cho ta sự sống. Ta được hưởng sự sống này là do ai? Ta được sống trong đất nước yên bình này là do ai? Bầu trời yên bình Tổ quốc kia chất chứa bao giọt mồ hôi, nước mắt của những người lính đã hy sinh thân mình vì quê hương. Ta được đi học, được ăn uống là do ai? Là bố mẹ, là ông bà, hay là tổ tiên ta bao đời nay, cho ta sự sống và nuôi nấng ta đến bây giờ…
b) Như thế nào?
- Cuộc sống vẫn còn những bông hoa đẹp thể hiện lối sống nâng niu, gìn giữ quá khứ: nhớ ơn Bác Hồ, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày quân đội nhân dân Việt Nam,…(dẫn chứng).
- Song vẫn còn những người lấy quá khứ chà đạp lên để sống cho hiện tại. Họ sống vô ơn, hời hợt, ko coi trọng gốc gác, tổ tiên, đi vào vết xe đổ của những người đi trước, kết cục bị đẩy vào con đường sa đọa, trở thành gánh nặng cho xã hội…(dẫn chứng).
3. Bài học nhận thức:
- Bài học nhân sinh vô cùng sâu sắc, hoàn thiện nhân cách mỗi con người: biết nâng niu, gìn giữ quá khứ, cuộc sống sẽ mỉm cười với ta hơn. Ngược lại, chà đạp, vấy bẩn quá khứ để sống sẽ dẫn đến những bài học để đời.
- Mở rộng, nâng cao: Nâng niu, trân trọng quá khứ là một lối sống đẹp, thể hiện con người biết sống. Nhưng người sống đẹp còn phải biết chắt lọc bài học từ trong quá khứ, rút ra những gì nên làm và không nên làm cho bản thân, ko mù quáng mà níu kéo quá khứ mãi mãi để rồi mất đi hiện tại, tương lai, và khi đó, cuộc sống càng trở nên u tối hơn…
bởi thanh duy 03/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời