OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hướng dẫn soạn Những đứa con trong gia đình

Hướng dẫn soạn bài : "Những đứa con trong gia đình" - Nguyễn Thi

  bởi Nguyễn Quang Thanh Tú 10/09/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • I. Tác giả - Tác phẩm

    1. Tác giả :

    Nguyễn Thi ( 1928-1968), tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở xã Quần Phương Thượng, nau là xã Hải An, Hải Hậu, Nam Định. Mồ côi cha sớm, mẹ đi bước nữa nên ông phải chịu vất vả, tủi cực từ nhỏ. Năm 1943, ông vào Sài Gòn vừa đi làm vừa đi học. Năm 1945, ông tham gia cách mạng vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ.

    Năm 1954, Nguyễn Thị tập kết ra bắc, công tác ở tòa soạn tạp chí Văn Nghệ Quân đội một thời gian rồi lại tình nguyên vào Nam đánh giặc. Ông hy sinh anh dũng ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch mậu thân 1968.

    Sáng tác của Nguyễn Thị gồm nhiều thể loại : bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết.

    2. Tác phẩm

    "Những đứa con trong gia đình" là một trong những truyện ngắn xuất sẵc nhất của Nguyễn Thi với chủ đề ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Truyện được in trong tập "Truyện và kí" của Nguyễn Thi - xuất bản năm 1978

    Truyện thể hiện thấm thía và cảm động những tình cảm thiêng liêng và bền chặt gắn bó những con người trong một cộng đồng từ gia đình đến quê hương, Tổ quốc. Đó cũng là nguồn sức mạnh to lớn khiến dân tộc ta có thể vượt qua nỗi đau lớn nhất để tồn tại và chiến thắng trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài và hết sức gian nan.

    II. Trả lời câu hỏi 

    1. Tác phẩm được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm lại chiến trường. Cách thức trần thuật này đã đem lại cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động, đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến của câu chuyến chính vì thế  mà hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tuyến tính mà có thể xáo trộn không gian, thời gian, từ những chi  tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường chiến đấu mà gợi ra những dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ, khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật

    2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ với hình tượng những con người có truyền thống yêu nước. Chính truyền thống này  đã gắn bó họ với nhau. Đó đều là những con người gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu để giết giặc. Họ không chỉ căm thù giặc sâu sắc mà còn rất giàu tình nghĩa, thủy chung, son sắt với cách mạng và quê hương.

    3. Nhân vật Chiến có những phẩm chất được kế thừa từ người mẹ : gan góc, đảm đang, tháo vát. Đó cũng là một tính cách đa dạng : vừa là một cô gái mới lớn, tính khí còn trẻ con, vừa là một người chị biết nhường em, lo toan, đảm đang, tháo vát. So với mẹ, Chiến không chỉ khác biệt ở vẻ bề ngoài trẻ trung, thích là duyên làm dáng  mà vận hội mới của cách mạng đã tạo điều kiện cho Chiến được trực tiếp cầm súng đánh giặc để trả thù nhà, thực hiện lời thề không đội trời chung với giặc.

    Nhân vật Việt xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm. Tác giả đã để nhân vật tự kể về mình bằng một ngôn ngữ, nhịp điệu riêng. Vì vậy, Việt hiện lên cụ thể, sinh động, vừa là cậu con trai mới lớn, vừa là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường. Nếu Chiến luôn biết nhường nhịn em thì trái lại Việt lại hay tranh giành phần hơn với chị. Mọi việc trong nhà Việt đều phó thác cho chị. Đêm trước ngày đi chiến đấu, Chiến lo toan thu xếp chu đáo việc nhà thì Việt vẫn vô tư "lăn kềnh ra ván cười hì hì", vừa nghe vừa "chụp  một con đom đóm úp trong lòng bàn tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết. ...Tuy nhiên, Việt cũng mang trong mình tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ biết sợ hãi, khuất phục trước bạo tàn.

    Những phẩm chất anh hùng được biểu hiện sinh động, chân thực trở thành thước đo quan trọng nhất về phẩm chất con người của nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Thi

    4.

    - Vấn để được tác giả đề cập trong tác phẩm là truyền thống của một gia đình, cụ thể ở đây là truyền thống yêu nước, yêu độc lập, tự do, kiên quyết đấu tranh chống giặc chứ nhát định không chịu làm nô lệ.

    - Nhân vật  chính trong truyện là hai chị em Chiến và Việt là những nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận của mình với số phận đất nước. Ở Chiến và Việt kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Hai chị em xung phong "tranh nhau" lên đường chiến đấu. Đó là khí thế sôi nổi chung của thời đại - thanh niên không khát khao gì hơn là rời bút nghiên để lên đường chống Mĩ. Tham gia kháng chiến, hai chị em, đặc biệt là Việt chiến đấu vô cùng dũng cảm, quả cảm , xứng đáng là người anh hùng của dân tộc, của thời đại

    5. Đoạn văn cảm động nhất là đoạn tả hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thơ sang gửi nhà chú Năm.

    Trong một không khí thiêng liêng , con người bỗng cảm thấy mình trưởng thành và lớn khôn hơn. Một người hồn nhiên, vô tư như Việt, vào chính cái giờ khắc này mới thấy thương chị lạ, mới rờ thấy lòng mình và cảm thấy rất rõ ràng mối thú giặc Mĩ đè nặng vai. Chi tiết này đã động đến phần tâm linh sâu thẳm, thiêng liêng của cuộc kháng chiến chống Mĩ, thể hiện sự dồn nén, cô đọng cao độ hiện thực cuộc sống và chất chứa những tư tưởng, quan niệm đẹp đẽ của tác giả về cuộc sống và con người.

      bởi Trần Myhang 10/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF