Bình luận về những đau thương mất mát của con người Việt Nam trong chiến tranh
Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn về những đau thương mất mát của con người Việt Nam trong chiến tranh
Câu trả lời (2)
-
Cuộc sống chúng ta luôn luôn tồn tại những mặt đối lập để có những sự đấu tranh nhằm hướng tới sự phát triển và biến hóa không ngừng của đời sống. Mà một trong số đó cần lưu tâm là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc đấu tranh đã luôn tồn tại từ khi thế giới được hình thành và sẽ còn tại đến tận cũng của nhân loại. Nhưng ở thời nào hay nơi nào cũng vậy, kết cục duy nhất của nó là cái thiện sẽ là người toàn thắng.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm về thiện và ác. Thiện và ác là hai phạm trù hoàn toàn trái ngược nhau, tựa như bóng tối và ánh sáng. Thiện là những gì hợp với đạo đức, với công lí, là những cái ta nên làm và đem lại lợi ích chính đáng. Còn ác thì ngược lại. Ác là những gì sai trái, không nên làm và phải tránh, nếu làm sẽ mang lại nhiều hậu quả xấu không chỉ cho bản thân mà còn cho nhiều người.
Từ khi con người bắt đầu biết nhận thức, cái thiện và cái ác đã song hành với nhau, công kích, cạnh tranh nhau trong cuộc sống hàng ngày. Ta đã có thể nhận thấy rõ cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác qua những câu chuyện cổ tích mà ông cha để lại. Trong chuyện cổ tích Tấm Cám, cô Tấm đại diện cho cái thiện- những con người nhỏ bé, thật thà, hiền lành phải chịu nhiều áp bức bất công trong xã hội. Còn phe ác chính là mẹ con Cám, luôn tìm mọi cách để đạp đổ cái thiện nhằm đạt được mục đích của mình. Nhưng ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, nhân quả báo ứng. Cái thiện lúc nào cũng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều đó còn thể hiện ước mơ của ông cha ta về một thế giới hạnh phúc, công bằng, tốt đẹp. Trong cuộc sống hiện đại, biểu hiện về sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là cuộc chiến của các chú công an làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, cuộc sống ấm no cho người dân với những tên tội phạm trộm cắp, ma túy... Cuộc đấu tranh đó từ xưa đến nay vẫn chưa kết thúc và ngày càng căng thẳng. Các tệ nạn xã hội, giết người cướp của, trộm cắp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Các chú công an phải hi sinh hạnh phúc riêng tư, lợi ích của bản thân, thậm chí là cả tính mạng của mình để bảo vệ cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho người dân.
Xã hội phát triển được là nhờ sự giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Thiện và ác cũng như vậy. Cái thiện và ác luôn đối đầu, triệt tiêu lẫn nhau như một quy luật tự nhiên của cuộc sống. Mọi người vẫn có niềm tin rằng cái ác sẽ bị trừng phạt, giải quyết triệt để nhưng thực tế nó chưa bao giờ được giải quyết tận gốc. Luật pháp tuy công bằng nhưng vẫn có nhiều người lợi dụng sơ hở để lách luật, mua luật. Đây là điểm còn bất cập trong cuộc sống. Vì vậy, cuộc chiến giữa thiện và ác chưa bao giờ là khoan nhượng. Cái ác có thể vùng lên và đè nén cái thiện, song cái thiện sẽ luôn chiến thắng cho dù có trải qua nhiều thời gian và mất mát.
Mỗi cá nhân cần triệt tiêu mầm mống của cái ác trong chính con người mình, làm những việc thiện xuất phát từ cả tấm lòng. Đôi khi thiện- ác phân minh không rõ ràng, rất cần một cái tâm và nhãn lực để nhìn nhận vấn đề đúng đắn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người chúng ta có ý thức góp sức mình trong cuộc chiến chống lại cái ác, lan tỏa cái thiện đến mọi người.
Chúng ta không ai ưa thích cái ác, nhưng sự thực là trong quy luật cuộc sống, cái ác vẫn luôn tồn tại và vì vậy, cuộc chiến không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác luôn tuần hoàn. Cho dù vào một thời điểm nào đó, cái ác có thể lên ngôi nhưng sau cùng chủ nhân của chiến thắng vẫn là cái thiện, cuộc sống vẫn tồn tại ấm áp tình người và lòng bao dung.bởi Nguyễn Hoàng Khôi 05/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Theo Giáo sư người Mỹ J.M.Xteo-men (J.M.Stellman) và tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã tiến hành 19.000 phi vụ rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học có chứa 366 kg chất đi-ô-xin cực kỳ độc hại xuống 26 nghìn làng, bản Việt Nam, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam - đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam...
Từ những đau thương, mất mát quá lớn đối với con người, với môi trường sống đã hình thành đề tài văn học hậu chiến tranh Việt Nam sau năm 1975.
Rất nhiều nhà văn, các cựu chiến binh Việt Nam và Mỹ cùng tác giả một số nước đã dùng ngòi bút mô tả số phận con người cùng nỗi đau của họ sau cuộc chiến với góc nhìn khác nhau. Mỗi tác phẩm một bức thông điệp gửi cho nhân loại, gửi tới mai sau về sự hủy diệt của chiến tranh, bằng những thứ vũ khí tối tân nhất, cùng những hành động man rợ nhất của chính con người đối với con người. Phần nhiều số tác phẩm chống lại cái ác, tố cáo tội ác của những người âm mưu chủ trương cuộc chiến tranh. Chia sẻ với những số phận bất hạnh, cứu giúp, nâng đỡ họ đứng dậy, giành lại sự sống đang bị cái ác chiến tranh bao vây dồn đuổi trên con đường cùng kiệt.
Ðề tài hậu chiến, mỗi câu chuyện, mỗi tình tiết như một dấu ấn, tưởng như không cần bất kỳ một sự hư cấu nghệ thuật hay một sự tưởng tượng nào vượt được sự thật khủng khiếp của hiện thực đã có. Một hiện thực không bị mờ khuất mà nó luôn hiện hữu trên mỗi con người, mỗi vùng đất nơi chiến tranh đã đi qua. Ðó chính là đối tượng miêu tả của văn học hậu chiến, của những ngòi bút khám phá nỗi đau và sự bất hạnh của con người trong thế giới thời bình.
Các nhà văn Mỹ cùng các cựu binh Mỹ từng có mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã viết hơn 500 cuốn sách bằng các thể loại tiểu thuyết, truyện ký, hồi ức về cuộc chiến tranh Việt Nam và hệ lụy của hậu quả chiến tranh trút lên con người, đè nặng tâm hồn, thể xác con người của hai đất nước. Một số tác phẩm từ cái nhìn số phận một cá thể con người cùng nỗi bất hạnh thời hậu chiến để nhìn lại cuộc chiến tranh trước đó. Dù viết dưới thể loại nào, ngôn ngữ độc thoại hay tả trực diện, tự thuật hay sáng tác văn học đều mang dấu ấn hiện đại của thời hậu chiến.
Tác phẩm Ðếm xác, tiểu thuyết của W.Hu-ghít (W.Hughet) miêu tả nỗi kinh hoàng của lính Mỹ tham chiến ở Khe Sanh. Nhìn rõ sự thật, hoài nghi tột cùng, đã đẩy người lính vào những ám ảnh bởi cái chết đau đớn thảm hại. Hậu Khe Sanh là gì? Lại những cuộc đụng độ và "đếm xác". Một sự thật quá sức mường tượng của hư cấu nghệ thuật. Phần lớn các sáng tác dù là tiểu thuyết hay hồi ức, con người cùng số phận của họ luôn là trung tâm của tác phẩm.
Tiểu thuyết Ngày sinh mùng 4 tháng 7 của Giôn Câu-uy-ki (John Cowike) nói về một thế hệ thanh niên có tri thức, có văn hóa của nước Mỹ bị lừa vào cuộc chiến tranh Việt Nam để rồi nhiều người phải gánh nỗi hận vì bị tàn phế suốt cả cuộc đời. Nhân vật Rô-bớt Mu-lơ đã phải thốt lên: "Tôi đã mất ba phần tư thân thể ở Việt Nam. Cuộc đời còn có nghĩa gì đâu. Tất cả những gì đối với tôi đều là vô nghĩa". Ở cuốn Câu chuyện Pu Cô, bằng ngôn ngữ độc thoại La-ri He-nơ-man (Larry Heneman) đẩy hình tượng nhân vật đạt tới thứ ngôn ngữ đối thoại của tiểu thuyết hiện thực. Từ góc nhìn cá thể số phận của một nhân vật là người lính Mỹ để nhìn lại cuộc chiến tranh tàn khốc và vô nghĩa mà họ đã gây ra ở Việt Nam. Ðó cũng là một thông điệp mới về cách nhìn chiến tranh của La-ri He-nơ-man. Chiến tranh theo ông đã dẫn con người tới sự sống vô nghĩa. Ðó là cuộc chiến tranh phi nghĩa?
Tác giả Giôn Ni-cô-lai (John Nicholair) với tiểu thuyết Máu Mỹ không chỉ lên án sự tàn bạo của cuộc chiến tranh, coi thường chủ trương gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam là kẻ sát nhân và ông đã ví chiến trường như một cái chợ bán thịt người. Ðiều sâu sắc trong tiểu thuyết Máu Mỹ, chiến tranh mới chỉ kết thúc ở chiến trường, nhưng chiến tranh vẫn đeo đẳng người lính Mỹ về tận nước Mỹ tàn phá cuộc đời của họ. Chỉ có dòng văn học hậu chiến tranh Việt Nam mới có hình ảnh kết cục với người Mỹ như thế. Nhưng suy cho cùng đó là số phận con người mà bất kỳ cuộc chiến tranh nào, người lính cũng phải gánh chịu.
Trong cuốn hồi ký Cha con tôi - NXB Chính trị Quốc gia dịch in 1998, tác giả Ðô đốc E.Giăn-oan (E.Junwalt) đã thú nhận nỗi bi thảm của gia đình mình. Ông viết: "Do những mệnh lệnh mà tôi đã đưa ra để tăng cường rải chất độc da cam ở miền Nam Việt Nam. Lúc đó, trong ý thức tôi không hề nghi ngờ rằng, cuối cùng bằng cách gián tiếp, tôi đã phải chịu trách nhiệm trước việc En-mô con trai tôi khi đó đang đi tuần tiễu ở Việt Nam, những vùng mà chính tôi đã ra lệnh rải thảm chất độc. En-mô và cả đứa cháu nội của tôi sau này cũng bị nhiễm nặng chất da cam. Ðiều đó đã biến tôi thành một công cụ trong tấm thảm kịch của gia đình mình. Những gì đã xảy ra đối với con trai tôi và Rút-xen cháu tôi đã hằn sâu thêm cảm xúc về sự phù phiếm của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó là bài học đau đớn nhất của cuộc đời tôi".
Nhận ra sự thật, viết lại sự thật bằng cảm và nhận từ chính nỗi đau của người cầm bút, nên hầu như các tiểu thuyết, hồi ký về hậu quả chiến tranh Việt Nam đều được mô phỏng chủ thể rất rõ ràng. Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Một cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa đã hủy diệt tận cùng đối với con người, cần phải ngăn chặn những cuộc chiến tranh như thế.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khép lại gần 40 năm, nhưng hậu quả của nó vẫn còn đang tiếp diễn và ngày càng nặng nề. Chúng tôi, các nhà văn Việt Nam kêu gọi các nhà văn Mỹ với lương tâm và thiên chức của người cầm bút hãy tiếp tục viết về đề tài hậu quả chiến tranh nhằm thức tỉnh lương tri nhân loại cùng Chính phủ Mỹ, chính phủ các nước có liên quan để họ có hành động vì sự sống và số phận những con người đang gánh chịu hậu quả từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
bởi Love Linkin'Park 08/07/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Em muốn biết cách mở bài gián tiếp chỉ có tác giả tác phẩm mà không có hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật như vậy có được không
04/12/2022 | 1 Trả lời
-
Phân tích giúp mình bài Người Lái Đò Sông Đà
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
Chào mọi người, giúp mình vài câu hỏi SGK bài thơ Tự do này với nhé
15/12/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Phân tích đoạn 1
Phân tích bài thơ
16/12/2022 | 0 Trả lời
-
"Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh."
02/04/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
Toàn bộ bài thơ Sóng, các khổ thơ đều có 4 câu, duy chỉ có khổ 5 là có 6 câu. Điều đó có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúa của nhân vật trữ tình.
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
14/06/2023 | 1 Trả lời
-
13/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu cảm nhận của anh (chị) về chi tiết căn buồng Mị ở có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.?
Suy nghĩ ấy cho thấy điều gì trong thái độ sống của Mị ?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao Mị phải làm dâu cho nhà thống lí Pá Tra? Câu chuyện đau buồn của Mị nói lên điều gì trong thân phận của những người dân nghèo miền núi?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu."
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao ông đò Lai Châu chỉ muốn cắm thuyền ở chỗ biên giới thủy phân cuối cùng của đá thác Sông Đà? Điều đó chứng tỏ ông đò là người như thế nào?
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh là gì? Anh đã phát hiện như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mù sương?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo được tình huống truyện như thế nào? Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật Tràng (lúc quyết định đến người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ...)?
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
21/06/2023 | 1 Trả lời
-
Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.
21/06/2023 | 1 Trả lời