Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ đã học trong Bài 3: Giao cảm với thiên nhiên, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu trả lời (1)
-
Chu Mạnh Trinh (1862-1905) là một viên quan dưới triều Nguyễn, là người tài hoa, lại giỏi làm thơ Nôm, hơn thế nữa còn rất am hiểu kiến trúc. Hương Sơn là một là một quần thể kiến trúc và thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, hằng năm thu hút biết bao nhiêu du khách ghé lại tham quan vãn cảnh.
Chính vì phong cảnh duy mỹ của Hương Sơn, mà trong lần tham gia trùng tu chùa Thiên Trù thuộc quần thể này, Chu Mạnh Trinh đã hết lời khen ngợi, thưởng thức mà viết nên bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca hay còn gọi là bài ca phong cảnh Hương Sơn. Mở đầu bài thơ là một câu thơ bao quát khung cảnh Hương Sơn nghe có vẻ lạ: "Bầu trời cảnh Bụt".
Sao lại là "cảnh Bụt" mà chẳng phải một thứ cảnh núi non, nước biếc nào khác, ấy là vì tác giả đang đứng trước một phong cảnh mà nơi ấy là chốn tâm linh Phật giáo thật linh thiêng, tác giả đứng giữa đất Hương Sơn mà tưởng như phía trên có thần phật đang chiếu xuống khắp núi rừng quang cảnh.
Câu "Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay" là niềm hạnh phúc vui sướng của nhà thơ khi cuối cùng cũng được một lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp chốn Hương Sơn, để thỏa cái chí chu du, mãn nguyện cái tấm lòng đam mê kiến trúc và cảnh đẹp ở nơi tràn đầy màu sắc Phật giáo này.
Như nhiều phong cảnh khác nơi đây cũng "non non, nước nước, mây mây" vốn là những cảnh căn bản và hầu như dễ tìm gặp, thế nhưng ở Hương Sơn, những cảnh mây, cảnh núi ấy lại mang một phong thái khác hẳn, không những đẹp và còn nhuốm đầy phong vị phật pháp, đem lại cho người ngắm cảnh một cảm giác khác hẳn, ấy là cảm giác tĩnh tại, an yên từ tâm hồn. Quả đúng như lời chúa Trịnh Sâm một lần ghé thăm đã ban cho cái tên trứ danh "Nam thiên đệ nhất động", âu cũng vì lẽ huyền diệu kể trên. Bốn câu thơ:
"Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
Vẳng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng"
Gợi cho chúng ta liên tưởng đến sự tĩnh lặng và khoan thai của cảnh vật nơi đây, chim thì "thỏ thẻ" nhẹ nhàng vờn hoa trái, chay tịnh, dòng nước "lững lờ" trôi bình lặng, cá cũng chẳng tung tẩy trong dòng nước mà lại lặng lẽ "nghe kinh". Khách đến viếng thăm như lạc vào nơi chốn Bồng lai tiên cảnh, lòng ngẫm nghĩ về thế sự đổi thay, rồi chỉ một "tiếng chày kình" văng vẳng đâu đây cũng làm bừng tỉnh đại mộng, khách vãng lai bỗng như được giác ngộ.
Trải qua bao trầm luân thế sự, nhưng chỉ một tiếng chuông nơi cửa phật cũng đủ để "Thương hải biến vi tang điền" - Biển xanh cuối cùng cũng nương dâu, những gì là chấp niệm cuối cùng cũng được rũ bỏ nhờ chốn linh thiêng đầy sinh khí tươi đẹp này. Trong những câu thơ tiếp bức tranh phong cảnh Hương Sơn được tác giả vẽ nên một cách thật tinh tế, vừa mang cái tình cái hồn thổi vào cảnh vật, khiến cho mọi thứ trở nên sinh động, trong trẻo đến lạ thường.
Tưởng như nơi đây là chốn ở của thần tiên thoát tục, rời xa khỏi chốn hồng trần hỗn tạp, để tìm kiếm sự thanh tịnh, khoáng đạt, yên ổn nơi tâm hồn. Và những vị khách du ngoạn đến đây hành hương, thưởng ngoạn cảnh đẹp cốt là để lấy cái thanh tịnh từ sâu trong tâm hồn, để được thư giãn thoải mái với một tấm lòng đầy thành kính dưới chân Phật, dưới cảnh Bụt.
"Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh
Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây"
Những câu thơ chỉ đơn giản là liệt kê những địa điểm nổi tiếng nằm trong quần thể Hương Sơn, nhưng lại nhấn một chút ở vài chữ "ai khéo họa hình", chính tỏ phong cảnh Hương Sơn phải tuyệt mỹ lắm, tựa như được người họa sĩ khéo léo vẽ lên. Và đỉnh cao sự khen ngợi đó là câu "Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt", đá mà lại có thể mịn màng xinh đẹp như gấm dệt long lanh.
Hai câu "Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt/Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây", thể hiện một vẻ đẹp mơ màng, trữ tình nơi chốn thanh tịnh, vừa có trăng lại có mây, khung cảnh hang động trở nên hấp dẫn và huyền bí, càng làm tăng tính vị thiền vảng vất nhưng không kém phần quyến rũ mê say, cho cảnh vật.
"Chừng giang sơn còn đợi ai đây
Hay tạo hóa khéo ra tay sắp đặt
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật
Cửa từ bi công đức biết là bao
Càng trông phong cảnh càng yêu"
Có thể thấy, đứng giữa khung cảnh chốn linh thiêng, non nước hữu tình, trong tâm hồn của tác giả đã có những nỗi niềm mới bén rễ trong lòng.Tiếng chuông chùa văng vẳng từ xa, bỗng đánh thức người thi nhân từ trong mộng mị và thi nhân muốn một phút quên đi tạp niệm hồng trần mà bước vào cửa từ bi ăn chay niệm phật, tích chút công đức cho đời. Hương Sơn quả thực có sức hấp dẫn không thể chối từ, đi từ cái không khí thanh tịnh, chan hòa giữa thiên nhiên và Phật giáo, giữa hương khói và tâm hồn người khách vãng du.
Thi nhân hoàn toàn cảm nhận được vẻ đẹp của chốn Hương Sơn xinh đẹp bằng một tâm hồn thanh tịnh, rũ bỏ sạch bụi trần, để bản thân hoàn toàn chìm đắm vào cảnh sắc mà cảm nhận linh khí nơi thiền tu trầm tĩnh. Như vậy, những câu thơ với từ ngữ trong sáng vừa khẳng định vẻ đẹp của Hương Sơn vừa thể hiện lòng ngưỡng mộ của tác giả trước phong cảnh duy mỹ, đồng thời cũng thể hiện lòng yêu quê hương đất nước đầy sâu kín trong tâm hồn tác giả.
bởi Anh Trần 15/08/2022Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời