OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước, nêu một số điểm khác biệt giữa

a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?

b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?

  bởi thu hảo 06/09/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội:

    Phương diện so sánh

    Văn bản nghị luận văn học

    Văn bản nghị luận xã hội

    Đối tượng nghị luận

    Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

    Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

    Phạm vi nghị luận

    Gói gọn trong tác phẩm văn học.

    Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

    Mục đích nghị luận

    Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

    Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

    Lí lẽ và dẫn chứng

    Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

    Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

    b. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại:

    Phương diện so sánh

    Văn bản nghị luận trung đại

    Văn bản nghị luận hiện đại

    Hình thức

    - Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

    - Sử dụng Hán văn.

    - Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

    - Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

     

    - Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

    - Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

    - Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

     

    Nội dung

    Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

    Đề tài rộng, phong phú. Có thể bàn luận các vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống thường nhật, hay vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

    (1) Gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc;

    (2) Cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước;

    (3) Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù;

    (4) Tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của người Việt.

    Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo, là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã chắt lọc những hạt nhân cơ bản từ nhân nghĩa của Nho giáo, thể hiện tư tưởng tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần thời đại.

      bởi Thành Tính 06/09/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF