OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích tư tưởng bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm

  bởi Bùi Anh Tuấn 18/03/2021
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a. Bài thơ có sự đan cài giữa hai thứ quả được vun trồng, chăm sóc từ bàn tay mẹ. Đó là quả bí, quả bầu... trong vườn mẹ và những đứa con của mẹ. Chuyện bí, bầu chỉ là cái duyên cớ để men theo đó nhà thơ nói chuyện những đứa con. Tư tưởng của bài thơ cứ sáng dần qua từng khổ thơ.

    b. Khổ thứ nhất là suy ngẫm mang tính khái quát về những mùa quả của mẹ. Khổ thứ hai dựng lên một sự tương phản thú vị và có ý nghĩa sâu sắc giữa "chúng tôi" và "bầu, bí". Chúng tôi thì "lớn lên” bầu bí thì "lớn xuống". Một liên tưởng thú vị xâu chuỗi hai hình ảnh lại trong một ý nghĩa vô cùng sâu sắc: những quả bí, quả bầu giống hình thù những giọt mồ hôi của mẹ. Như vậy, dù "lớn lên” như chúng tôi, hay "lớn xuống" như bầu bí cũng từ bàn tay mẹ, mồ hôi và nước mắt của đời một người mẹ nghèo cơ cực, chắt chiu.

    c. Hai khổ thơ trước là bước đệm để kết lại bằng một khổ thơ làm sáng bừng tư tưởng cả bài: 

    Và chúng tôi một thứ quả trên đời

       Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

    Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

     Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

    Cái giật mình "hoảng sợ" của người con đã nói lên tất cả. Người con "hoảng sợ" nghĩ đến "ngày bàn tay mẹ mỏi", ngày giàn bầu bí thì vẫn cao mà lưng mẹ còng xuống, ngày mẹ gần đất xa trời mà bầu bí chúng tôi "vẫn còn một thứ quả non xanh". Người con thương mẹ, khắc ghi công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ và mong được sớm đáp đền. Đó là ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài thơ.

      bởi Nguyễn Thủy Tiên 19/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF